Hưng Yên Gần Đâu

Hưng Yên Gần Đâu

Diện tích tự nhiên của tỉnh Hưng Yên là 930,2 km², chiếm 6,2% diện tích đồng bằng Bắc Bộ, là tỉnh không có rừng núi và biển. Tỉnh này được biết đến với cảnh quan đồng bằng châu thổ màu mỡ, không có địa hình núi cao hay biển, là điều kiện lý tưởng cho nông nghiệp phát triển.

Diện tích tự nhiên của tỉnh Hưng Yên là 930,2 km², chiếm 6,2% diện tích đồng bằng Bắc Bộ, là tỉnh không có rừng núi và biển. Tỉnh này được biết đến với cảnh quan đồng bằng châu thổ màu mỡ, không có địa hình núi cao hay biển, là điều kiện lý tưởng cho nông nghiệp phát triển.

Hưng Yên ở đâu? Hưng Yên thuộc miền nào?

Tỉnh Hưng Yên là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng của Việt Nam, nằm ở miền Bắc Việt Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi, Hưng Yên nằm trong khu vực trung tâm của tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Hưng Yên nằm gọn trong ô trũng thuộc đồng bằng sông Hồng được cấu tạo bằng các trầm tích thuộc kỷ Đệ Tứ với chiều dày 150 – 160 m.

Tỉnh Hưng Yên nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 54km về phía Đông Nam, cách trung tâm thành phố Hải phòng khoảng 93km và cách thành phố Hải Dương khoảng 50km về phía Tây Nam. Vị trí địa lý của Hưng Yên tiếp giáp với các tỉnh sau:

Chùa Phúc Lâm - ngôi chùa dát vàng độc nhất vô nhị

Kiến trúc dát vàng tạo ấn tượng vô cùng mạnh mẽ với du khách khi đến thăm Chùa Phúc Lâm. Vẻ đẹp hào nhoáng, lộng lẫy với sắc vàng rực rỡ của ngôi chùa sẽ khiến bạn có chút liên tưởng đến các công trình chùa chiềng tại Thái Lan. Nhưng không, chùa Phúc Lâm vẫn mang nét đẹp đậm chất Việt Nam.

Bạn được tận mắt chiêm ngưỡng những kiến trúc ấn tượng, với thiết kế tinh xảo. Khung cảnh bình yên của nơi đây cũng giúp lòng bạn như bình yên hơn sau bao bộn bề ở ngoài kia.

Dân số Hưng Yên bao nhiêu người?

Theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tổng số dân của tỉnh Hưng Yên vào thời điểm 0 giờ ngày 01.4.2019 là 1.252.731 người, đứng thứ 8 trong 11 tỉnh Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 28 toàn quốc, trong đó, nam là 626.817 người, chiếm 50,04% và nữ là 625.914 người, chiếm 49,96%.

Sau 10 năm, quy mô dân số của tỉnh Hưng Yên tăng 124.828 người, tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009 – 2019 là 1,06%/năm. Mật độ dân số tỉnh Hưng Yên đạt 1.347 người/km2, tăng 134 người/km2 so với năm 2009.

Năm 2022, tỉnh Hưng Yên có dân số khoảng 1.302.000 người, với mật độ dân số trung bình của Tỉnh Hưng Yên là 1400 người/km², xếp thứ 4 cả nước về mật độ dân số.

Quy mô GRDP của tỉnh Hưng Yên đạt 132.176 tỉ đồng, với GRDP bình quân đầu người đạt 102,3 triệu đồng/người, phản ánh một nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ.

Danh sách đơn vị hành chính cấp xã, phường thuộc tỉnh Hưng Yên?

Theo báo cáo của Sở Nội vụ Hưng Yên, thực hiện kế hoạch, phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 – 2025 tỉnh Hưng Yên không có đơn vị hành chính cấp huyện thực hiện sắp xếp; toàn tỉnh có 35 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp gồm: 3 phường, 1 thị trấn và 31 xã, trong đó có 10 đơn vị hành chính cấp xã có yếu tố đặc thù nên đề nghị không thực hiện sắp xếp. Sau sắp xếp, tỉnh Hưng Yên còn lại 139 đơn vị hành chính cấp xã.

Tuy không quá nổi về du lịch nhưng Hưng Yên lai mang trong mình vẻ đẹp về truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời của vùng đồng bằng sông Hồng.

Có thể nói rằng Hưng Yên không có nhiều lợi thế về danh lam thắng cảnh thiên nhiên nhưng chính nét văn hóa về lịch sử, con người và nền ẩm thực hấp dẫn đã để lại cho đời sau những giá trị nhân văn vĩnh cửu.

Xuôi theo dòng chảy của nhịp sống du lịch hiện đại, Hưng Yên vẫn khẳng định được một vị thế chắc chắn trong lòng của du khách. Chẳng cần ồn ào náo nhiệt hay tấp nập dòng người tham quan, mảnh đất phố Hiến gây ấn tượng với nhịp sống thăng trầm rất đỗi cổ kính. Chính yếu tố đó đã giúp Hưng Yên trở thành một điểm đến du lịch văn hóa truyền thống hấp dẫn ở đồng bằng Bắc Bộ.

Đến Hưng Yên bất cứ thời điểm nào bạn cũng sẽ chứng kiến được không khí rộn ràng của những lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc. Đây cũng chính là nét hấp dẫn riêng trong sinh hoạt văn hóa của người tân địa phương. Tại nơi đây, mỗi một công trình tôn giáo, tâm linh đều chứa đựng những câu chuyện triết lý. Các lễ hội tại Hưng Yên diễn ra khá thường xuyên và gắn liền với cuộc sống của mỗi cư dân.

Nhắc đến những điểm tham quan nổi bật tại Hưng Yên thì không thể bỏ sót Phố Hiến. Trước đây nơi này là một thương cảng quốc tế tấp nập các hoạt động mua bán giao thương mang tầm quốc tế. Ngày nay Phố Hiến không còn nhộn nhịp như xưa nhưng giá trị lịch sử năm nào thì vẫn luôn tồn tại.

Tại Phố Hiến vẫn còn nguyên vẹn các quần thể kiến trúc lớn như: chùa Hiến, đền Mẫu, hồ Bán Nguyệt, chùa Chuông, văn miếu Xích Đằng. Mỗi một công trình đều ẩn chứa những giá trị văn hóa đặc sắc.

Được xem là một trong những truyền thuyết được ghi nhận sớm nhất trong Lĩnh Nam Chích Quái, câu chuyện về Chử Đồng Tử vốn rất nổi tiếng trong dân gian và còn lưu truyền đến tận ngày nay. Hưng Yên là địa danh sở hữu hai trong tổng số ba đền thờ Chử Đồng Tử (một đền thờ ở Hà Nội). Do đó, nhắc đến địa điểm du lịch Hưng Yên không thể không kể đến hai ngôi đền này.

Đó là đền Đa Hòa (xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, Hưng Yên) và Dạ Trạch (xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, Hưng Yên). Cả hai ngôi đền đều được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Riêng đền Ða Hoà sở hữu kiến trúc độc đáo với các hoa văn rồng trạm trổ trên gỗ và đôi Bách thọ được làm bằng gốm với 100 chữ khắc trên thân.

Danh sách đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Hưng Yên?

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính các huyện, xã để mở rộng địa giới hành chính thành phố Hưng Yên, thành phố Hưng Yên có 7.342,07 ha diện tích tự nhiên và 147.275 nhân khẩu; có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 7 phường: An Tảo,  Hiến Nam, Lam Sơn, Minh Khai, Lê Lợi, Quang Trung, Hồng Châu và 10 xã: Bảo Khê, Trung Nghĩa, Liên Phương, Hồng Nam, Quảng Châu, Phú Cường, Hùng Cường, Phương Chiểu, Hoàng Hanh, Tân Hưng.

Tỉnh Hưng Yên có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thành phố Hưng Yên thuộc tỉnh và 9 huyện: Ân Thi, Mỹ Hào, Tiên Lữ, Phù Cừ, Yên Mỹ, Kim Động, Văn Giang, Văn Lâm, Khoái Châu. Trong đó, Huyện Văn Giang có diện tích lớn nhất và Huyện Kim Động có dân số nhiều nhất.

Làng hương Cao Thôn - trải nghiệm nghề truyền làm hương truyền thống

Bạn có biết, Cao Thôn là một trong những làng nghề truyền thống làm hương có quy mô lớn nhất nước ta? Khi đến tham quan nơi này, bạn không những được tận mắt ngắm nhìn những hàng hương rực rỡ sắc màu đang tắm nắng mà còn được trải nghiệm, học hỏi các công đoạn tạo ra thành phẩm.

Dù thời gian có qua đi, nghề làm hương truyền thống vẫn còn được gìn giữ và lưu truyền qua bao thế hệ ở làng Cao Thôn. Từng bó hương được làm nên bởi lòng yêu nghề và cả lòng thành tâm của người dân nơi đây.

Làng Nôm được biết đến là một ngôi làng cổ kính lưu trữ rất nhiều kiến trúc cổ xưa như: cầu đá cổ, cổng làng, ngôi nhà cổ hay những ngôi chùa cổ. Hiện nay các vùng nông thôn ở Việt Nam đang từng bước nông thôn hóa hiện đại hóa vì thế các đặc trưng của miền quê Bắc Bộ cùng dần phai nhạt đi nhưng tại Làng Nôm thì những nét đẹp cổ kính, giản dị vẫn được bảo tồn trọn vẹn.

Ai đã từng được đến làng Nôm một lần thì chắc hẳn đều biết từng ngóc ngách ở đây đều mang nét đẹp cũ kĩ rất thân thương. Đến với làng Nôm bạn sẽ được ngắm nhìn hoặc đi qua những cây cầu đá bắc qua sông hay tham gia các phiên chợ đậm chất Bắc Bộ. Dường như hình ảnh đặc trưng về một miền quê yên bình, giản dị như cây đa, bến nước, sân đình vẫn luôn hiện hữu tại làng Nôm.

Là một làng nghề lâu đời tại Hưng Yên, làng Thủ Sỹ luôn giữ cho mình nét đẹp cổ xưa suốt bao năm nay. Lạc bước đến đây, người lữ khách phương xa sẽ chìm đắm vào không gian miền quê đúng nghĩa, một nhịp sống bình yên không thể có ở chốn đô thành.

Vào những ngày thời tiết lý tưởng, bạn đến bất cứ hộ gia đình nào đều sẽ bắt gặp được hình ảnh những đóa hoa bằng tre, nứa bắt mắt ngập tràn ở các khoảng sân. Bạn có thể bắt chuyện với những con người chất phác, ngắm nghía các đôi tay thoăn thoát đan nứa, vọt tre hay nghe họ kể về những câu chuyện tình làng nghĩa xóm rất đỗi thân thương.

Hưng Yên nổi tiếng là nơi cung cấp sản phẩm Trà hoa cúc lừng danh. Nếu bạn đến đây vào khoảng tháng 12, bạn sẽ được đắm mình trong những khóm hoa cúc vàng rực rỡ.

Từng bông hoa cúc nhỏ xinh kết thi nhau đua nở tạo nên khung cảnh vô cùng mỹ lệ. Bạn đừng quên dắt theo một người.

Du lịch Hưng Yên thì thời điểm lý tưởng nhất để đến đây du lịch là những tháng đầu năm âm lịch (tháng 2, 3 âm lịch). Vào thời điểm này, tại Hưng Yên thường diễn ra các lễ hội đặc sắc như: lễ hội Chử Đồng Tử (Tiên Dung, Khoái Châu vào ngày 10/2 âm lịch) hay lễ hội ở đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan và còn nhiều lễ hội khác.

Tháng 7 là mùa nhãn lồng ở Hưng Yên vào vụ vì thế nếu đến đây vào thời gian này thì bạn có thể thoải mái thưởng thức những quả nhãn mọng nước giòn sần sật. Đặc biệt vào tháng 7 cũng là lúc những vườn sen mênh mông đua nhau nở hoa tỏa hương thơm khắp không gian. Nhãn và hạt sen khi kết hợp lại với nhau sẽ cho ra đời một món ăn ngon tại Hưng Yên đó chính là chè sen long nhãn.

Khoảng thời gian từ tháng 8 – tháng 11, những cơn mưa thường xuyên xuất hiện vì thế sẽ cản trở đến các hoạt động du lịch. Vì thế nếu có kế hoạch đến Hưng Yên vào khoảng thời gian này thì bạn hãy cập nhật tình hình thời tiết nhé.

[CPA] Thông tin về Đơn vị vận chuyển Bưu chính Viettel tại TTKT CN Hưng Yên, Mỹ Hào, Hưng Yên. Địa chỉ, hotline tổng đài (đường dây nóng), số điện thoại liên hệ của Công ty vận chuyển ViettelPost TTKT CN Hưng Yên, Mỹ Hào, Hưng Yên.

Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) – đơn vị thành viên của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), tiền thân từ Trung tâm phát hành báo chí thành lập ngày 01/7/1997 để phục vụ các cơ quan Quân đội trong Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển ViettelPost luôn tự hào mang đến quý khách hàng các giải pháp vận chuyển nhanh hàng hóa trong nước và quốc tế tại Việt Nam theo cách tối ưu nhất, với phương châm: “Nhanh, an toàn, hiệu quả và tiện lợi”. Bằng những nỗ lực không ngừng Viettel Post đã trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam về chuyển phát với hàng loạt các bưu cục, trung tâm khai thác và mạng lưới mở rộng đến khắp 100% các tỉnh thành trên toàn quốc.

Các dịch vụ Chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế ViettelPost đang cung cấp: Dịch vụ chuyển phát nhanh/giao hàng nhanh (VCN), Dịch vụ chuyển phát hỏa tốc (VHT), Dịch vụ chuyển phát tiết kiệm/giao hàng tiết kiệm (VTK), Dịch vụ cộng thêm, Dịch vụ chuyển phát nhanh giao hàng thu tiền/Ship COD, Dịch Vụ Logistic, Dịch Vụ Thương mại điện tử,…

Bưu cục ViettelPost TTKT CN Hưng Yên, Mỹ Hào, Hưng Yên là một trong số các địa điểm gửi nhận hàng hóa gần đây nhất thuộc Hệ thống ViettelPost tại Mỹ Hào, Hưng Yên. Bạn có thể gửi hàng tại 170 phố nối thị trấn bần mỹ hào hưng yên hoặc tham khảo thêm >> Danh sách các chi nhánh ViettelPost tại Hưng Yên, hoặc xem toàn bộ Danh bạ bưu cục ViettelPost.

Bưu cục là nơi tiếp nhận, phân phát, điều phối các đơn hàng phát sinh đến từ các sàn thương mại điện tử (như shopee, sendo, lazada, tiki…), công ty và cá nhân bán hàng online. Hy vọng bạn có thể tìm được Công ty giao nhận nhanh và uy tín tại Mỹ Hào, Hưng Yên!

Qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bộ đội biên phòng

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh Bộ đội biên phòng ngày 28 tháng 3 năm 1997;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

CHƯƠNG I TỔ CHỨC CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG

Điều 1. Bộ đội biên phòng được tổ chức, chỉ huy thống nhất từ Trung ương đến đơn vị cơ sở, đặt dưới sự quản lý, chỉ huy của Bộ Quốc phòng, bao gồm:

1. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng trực thuộc Bộ Quốc phòng;

2. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biên giới, bờ biển (sau đây gọi chung là Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh) Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng;

3. Đồn biên phòng, Hải đội biên phòng, các đơn vị cơ động và tiểu khu biên phòng (nếu có) trực thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh.

1. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có Tư lệnh, các Phó Tư lệnh, cơ quan giúp việc, các trường, các đơn vị trực thuộc.

Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng chịu sự quản lý, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác biên phòng và xây dựng Bộ đội biên phòng trong phạm vi cả nước;

2. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh và Hải đoàn biên phòng có Chỉ huy trưởng, các Phó Chỉ huy trưởng, cơ quan giúp việc và các đơn vị trực thuộc;

Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh và Hải đoàn biên phòng chịu sự quản lý chỉ huy trực tiếp của Tư lệnh Bộ đội biên phòng về công tác biên phòng và xây dựng đơn vị;

3. Đồn biên phòng, Hải đội biên phòng, các đơn vị cơ động, Tiểu khu biên phòng có chỉ huy cấp trưởng, các phó chỉ huy trưởng.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức, biên chế, trang bị và nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, đơn vị, các trường thuộc Bộ đội biên phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Điều 4. Để bảo đảm thống nhất chỉ huy thực hiện nhiệm vụ quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố và Hải đoàn biên phòng chịu sự chỉ huy của Tư lệnh Quân khu, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố, Chỉ huy trưởng vùng hải quân về nhiệm vụ phòng thủ, tác chiến.

Ở Quân khu có Phòng biên phòng làm nhiệm vụ tham mưu cho Tư lệnh Quân khu để chỉ huy, chỉ đạo Bộ đội biên phòng thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự và sử dụng lực lượng Bộ đội biên phòng trong nhiệm vụ phòng thủ, tác chiến trên địa bàn Quân khu đảm nhiệm.

Mối quan hệ phối hợp giữa Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng với Bộ Tư lệnh Quân khu, Bộ tư lệnh Hải quân và mối quan hệ giữa Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố, Hải đoàn biên phòng với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố, Bộ chỉ huy vùng hải quân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

CHƯƠNG II QUYỀN QUYẾT ĐỊNH HẠN CHẾ, TẠM DỪNG CÁC HOẠT ĐỘNG Ở KHU VỰC BIÊN GIỚI, QUA LẠI BIÊN GIỚI VÀ VIỆC THỰC HIỆN QUAN HỆ, PHỐI HỢP VỚI LỰC LƯỢNG BẢO VỆ BIÊN GIỚI,

CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG NƯỚC TIẾP GIÁP CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG

Điều 5. Quyền của Bộ đội biên phòng quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động, hạn chế hoặc tạm dừng việc qua lại biên giới trong các trường hợp: đe dọa đến chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, địch xâm nhập, gây bạo loạn, truy bắt tội phạm nguy hiểm, bảo đảm an toàn tính mạng của nhân dân, ngăn chặn dịch bệnh lan truyền qua biên giới được quy định cụ thể như sau:

1. Quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động trong khu vực biên giới:

a) Đồn trưởng Đồn biên phòng được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động có liên quan trực tiếp đến các trường hợp nêu trên không quá 12 giờ trong phạm vi vành đai biên giới do đồn phụ trách và phải báo cáo Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh; đồng thời thông báo cho chính quyền địa phương cấp huyện, xã sở tại và các cơ quan ở khu vực biên giới.

b) Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động có liên quan trực tiếp đến các trường hợp nêu trên không quá 24 giờ trong khu vực biên giới thuộc phạm vi do tỉnh quản lý và phải báo cáo ngay lên Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng.

2. Quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng việc qua lại biên giới:

a) Tại cửa khẩu phụ hoặc đường qua lại tạm thời, Đồn trưởng Đồn biên phòng được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng không quá 6 giờ; Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng không quá 12 giờ và phải báo cáo ngay lên Uỷ ban nhân dân huyện, tỉnh và Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, đồng thời phải thông báo cho Đồn biên phòng và chính quyền địa phương nước tiếp giáp biết.

b) Tại cửa khẩu chính do Chính phủ hai nước ký kết mở, trừ cửa khẩu cho người nước thứ ba qua lại, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh được quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng việc qua lại không quá 6 giờ và phải báo cáo ngay lên Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và thông báo cho Đồn biên phòng và chính quyền địa phương nước tiếp giáp biết.

3. Trước khi thời gian quyết định hạn chế hoặc tạm dừng việc qua lại biên giới của cấp dưới hết hiệu lực, nếu xét thấy cần tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng thì cấp trên trực tiếp phải ra quyết định; và phải thông báo cho các cơ quan và nhân dân biết để thực hiện, đồng thời thông báo cho Bộ Ngoại giao biết để phối hợp xử lý;

4. Người có quyền quyết định quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình. Khi tình hình đã trở lại bình thường thì cấp ra quyết định hạn chế hoặc tạm dừng phải thông báo cho các cơ quan có liên quan và nhân dân biết.

5. Việc hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động tại các cửa khẩu quốc tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 6. Quan hệ, phối hợp giữa Bộ đội biên phòng Việt Nam với lực lượng bảo vệ biên giới và chính quyền địa phương nước tiếp giáp trong việc thi hành các điều ước quốc tế về biên giới, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, đấu tranh ngăn chặn mọi hành động làm phương hại đến quan hệ biên giới giữa các nước có chung biên giới, được quy định cụ thể như sau:

1. Đồn trưởng biên phòng được quan hệ với lực lượng bảo vệ biên giới, chính quyền địa phương trong khu vực biên giới nước tiếp giáp và tham gia các đoàn đàm phán do cấp có thẩm quyền chỉ định;

2. Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh được quan hệ với lực lượng bảo vệ biên giới, chính quyền địa phương cấp tỉnh biên giới và tham gia các đoàn đàm phán cấp tỉnh về những vấn đề liên quan đến biên giới quốc gia;

3. Tư lệnh Bộ đội biên phòng quan hệ với lực lượng biên phòng nước tiếp giáp và tham gia các đoàn đàm phán theo chỉ định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Thủ tướng Chính phủ.

CHƯƠNG III QUAN HỆ PHỐI HỢP THỰC HIỆN CÔNG TÁC BIÊN PHÒNG

Điều 7. Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành trong công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo,vùng biển và tại các cửa khẩu biên giới.

1. Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại để Bộ đội biên phòng thực hiện công tác đối ngoại biên phòng, giải quyết những vụ việc liên quan đến người nước ngoài và thực hiện các điều ước quốc tế về biên giới mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia;

2. Ban Biên giới Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn pháp luật, điều ước quốc tế về quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, hệ thống dấu hiệu mốc quốc giới cho Bộ đội biên phòng;

3. Bộ Nội vụ hướng dẫn Bộ đội biên phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

Điều 9. Uỷ ban nhân dân Các cấp căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định, sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới và xây dựng Bộ đội biên phòng.

Điều 10. Đối với những vấn đề liên quan đến việc quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự biên giới quốc gia, xây dựng cơ sở chính trị, văn hóa xã hội, quy hoạch và xây dựng cửa khẩu, xây dựng các cụm dân cư khu vực biên giới trên đất liền, cửa khẩu, các hải đảo, vùng biển, và những vấn đề liên quan đến xây dựng và hoạt động của Bộ đội biên phòng, Tư lệnh Bộ đội biên phòng được quan hệ trực tiếp với Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Ban Biên giới của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đến công tác biên phòng, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để trao đổi giải quyết, đồng thời báo cáo với Bộ Quốc phòng.

CHƯƠNG IV CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG

Điều 11. Hàng năm trong kế hoạch ngân sách Nhà nước, Chính phủ ưu tiên đầu tư kinh phí xây dựng doanh trại, xây dựng công trình điện, nước sạch; phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn cho các đồn, trạm và đơn vị cơ động biên phòng, làm đường tuần tra biên giới.

1. Trong thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, hải đảo, cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng được hưởng phụ cấp trách nhiệm bảo vệ biên giới, hải đảo theo mức 0,3 đối với người hưởng lương tính trên nền lương tối thiểu, đối với hạ sĩ quan, binh sĩ tính trên phụ cấp quân hàm binh nhì;

2. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng trong bộ đội biên phòng đang công tác ở các xã vùng cao biên giới, đảo xa và đã có thời gian công tác liên tục ở các vùng đó từ 5 năm trở lên, hàng tháng được hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở biên giới, hải đảo theo 3 mức: 0,2; 0,3; 0,4 so với lương tối thiểu:

a) Từ 5 năm đến dưới 10 năm hưởng mức 0,2.

b) Từ 10 năm đến dưới 15 năm hưởng mức 0,3.

c) Từ 15 năm trở lên hưởng mức 0,4.

Điều 13. Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới, hải đảo ở những nơi đặc biệt khó khăn, gian khổ nếu bị hy sinh thì được xét xác nhận là liệt sĩ; bị thương mất sức lao động từ 21% trở lên thì được xét xác nhận là thương binh; nếu bị bệnh mất sức lao động từ 61% trở lên thì được xét xác nhận là bệnh binh theo Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng.

Bộ Quốc phòng căn cứ tính chất, nhiệm vụ của từng tuyến biên giới, hải đảo thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác định địa bàn đặc biệt khó khăn gian khổ của Bộ đội biên phòng để thực hiện chính sách liệt sĩ, thương binh, bệnh binh theo quy định tại Điều này.

Điều 14. Viện Thi đua khen thưởng Nhà nước cùng với Bộ Quốc phòng nghiên cứu trình Chính phủ về chế độ, hình thức khen thưởng đối với cán bộ chiến sĩ Bộ đội biên phòng hoạt động bảo vệ biên giới, hải đảo lâu năm.

Điều 15. Hàng năm Bộ đội biên phòng được ưu tiên tuyển một số thiếu niên thuộc các dân tộc ít người và người ở nơi khác đến định cư ở khu vực biên giới, hải đảo để tạo nguồn phục vụ lâu dài trong Bộ đội biên phòng.

Giao cho Bộ Quốc phòng nghiên cứu tổ chức trường Thiếu sinh quân cho Bộ đội biên phòng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên.

Điều 16. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng trong Bộ đội biên phòng chuyển gia đình đến định cư ở vùng cao, hải đảo được chính quyền địa phương nơi chuyển đến giao đất và được hưởng các chế độ trợ cấp như hộ gia đình đi xây dựng vùng kinh tế mới hoặc di dân ra đảo; được chính quyền địa phương nơi đó quản lý, giúp đỡ việc làm, tạo điều kiện cho gia đình sớm ổn định đời sống.

Điều 17. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký; những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 18. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng các Bộ liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 19. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.