Nhiều người đã bắt đầu sử dụng lăn khử mùi từ tuổi dậy thì, khi sự thay đổi hormone làm tăng sản xuất mồ hôi - Ảnh: Physicians Rejuvenation Center
Nhiều người đã bắt đầu sử dụng lăn khử mùi từ tuổi dậy thì, khi sự thay đổi hormone làm tăng sản xuất mồ hôi - Ảnh: Physicians Rejuvenation Center
Có, theo Kopelman. "Mọi người có thể trở nên 'mù mùi' với mùi cơ thể của mình", cô giải thích. "Điều này xảy ra vì não có xu hướng lọc bỏ những kích thích liên tục, như mùi của chính chúng ta, theo thời gian, giúp ta tập trung vào các mùi mới trong môi trường. Do đó, chúng ta có thể nghĩ rằng mình không có mùi hôi, trong khi thực tế những người xung quanh vẫn có thể ngửi thấy".
May mắn thay, có nhiều cách để chống lại mùi hôi, như uống nhiều nước để giúp làm loãng mồ hôi, tránh các loại thực phẩm có thể gây mùi hôi, như tỏi và hành, dùng lăn khử mùi hoặc chất chống mồ hôi, giúp ngăn mồ hôi ngay từ đầu.
Bạn cũng có thể thử dùng sữa rửa mặt có chứa benzoyl peroxide ở vùng dưới cánh tay, giúp giảm mùi hôi ở nách.
Ngoài ra, hãy tránh các tình huống gây lo lắng và tìm cách làm dịu hệ thần kinh để bạn ít căng thẳng và ít đổ mồ hôi hơn.
Tóc trên đầu là “trang sức” quan trọng góp phần thay đổi diện mạo của chủ nhân. “tóc dưới thấp” (vùng kín) tuy không ảnh hưởng đến nhan sắc nhưng nếu “vườn không nhà trống” vẫn bị xem là "tối kỵ" do quan niệm lỗi thời, ảnh hưởng không ít đến hạnh phúc người phụ nữ.
"Tóc dưới thấp" định vị tại vùng “tam giác vàng”. Nhiều phụ nữ đã gặp bất hạnh do quan niệm cho rằng khi người đàn ông gần gũi hoặc lấy vợ "vô mao" sẽ gặp xui xẻo, khó làm ăn, không công danh sự nghiệp. Cay nghiệt hơn là lời đồn người đàn ông đó có thể chết bất đắc kỳ tử, hoặc không con nối dõi. Tướng số cũng quy kết dạng phụ nữ "vô mao" là không đoan chính, không nên lấy làm vợ. Đó là lý do khiến cho không ít chàng trai đã nói lời chia tay khi biết người yêu "trống trải". Các cô gái không có “tóc vùng kín” thường tự ti mặc cảm, không dám tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân. Đã có trường hợp yêu nhau, đã chọn ngày cưới, nhưng khi phát hiện người yêu “trắng trơn”, anh chàng đã từ hôn.
Khi đến tuổi dậy thì, nội tiết tố nữ sẽ hoạt động, đánh dấu bằng việc có kinh lần đầu. Sau đó, hệ mao phát triển, bé gái trở thành cô gái với vòng 1 nở nang, vòng 2 thắt lại và vòng 3 no tròn, tiếng nói cũng thanh thoát hơn nhờ dây thanh căng hơn.
Theo y văn, hiện tượng "vô mao" có thể do các yếu tố: di truyền, rối loạn nội tiết tố sinh dục trong quá trình dậy thì. Tuy nhiên, nếu liên quan đến nội tiết tố thì ba vòng sẽ không phát triển, khó thụ thai hoặc không thể thụ thai. Theo các bác sĩ da liễu thì cho đến nay, trường hợp cô gái có ba vòng đầy đủ, mái tóc, lông mày, lông mi, lông nách rậm rạp, chỉ có vùng dưới là “đồi trọc” thì chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, những người này vẫn sinh con bình thường.
Khi thiếu “tóc vùng thấp”, không ít người đã tìm mua thuốc mọc lông tóc nhưng thuốc này chỉ dùng cho những người “rừng thưa”, còn "đồi trọc" thì không hiệu quả, thậm chí dẫn tới dị ứng.
Đánh vào nhu cầu của chị em, các thẩm mỹ viện đã có dịch vụ cấy lông vùng kín. Khi thực hiện, người có nhu cầu được gây tê tại chỗ. Sau đó, lấy từng nang tóc trên đầu (vùng ót, sau tai…) của họ để cấy vào vị trí cần thiết. Tùy theo diện tích mà thời gian cấy dài ngắn khác nhau, nhưng trong khoảng từ ba-sáu tiếng. Giá dao động khoảng vài chục triệu.
Điều cần biết là “tóc vùng thấp” khác với “vùng cao”. Tóc trên đầu thường xuyên mọc dài ra, nhưng "tóc vùng thấp" thì không. Ngoại trừ người tóc xoăn, đa phần có sự khác biệt giữa hai vùng: “Tóc vùng cao” mỏng và thẳng, “tóc vùng thấp” xoăn và dày. Trong khi đó, nếu cấy tóc vùng trên vào vùng dưới, ngoài việc thường xuyên phải cắt tóc thì tóc có thể chỗ thưa chỗ rậm và hình dáng vẫn giống tóc trên đầu. Sự tốn kém và hiệu quả không như ý cũng khiến cho người làm đẹp mệt mỏi.
Người “vô mao” có mang lại vận xui? BS Huỳnh Huy Hoàng - BV Da liễu TP.HCM cho biết: “Những người này vẫn sinh con và có cuộc sống bình thường. Lời truyền miệng là sai, không có căn cứ chứng minh”. Còn chuyện xui rủi thì ngay cả kết hôn với người có “rừng rậm” chăng nữa mà không chịu lao động, học hành thì cũng khó lòng hạnh phúc, no đủ.
Do đó, nếu lỡ rơi vào trường hợp không có “rừng”, bạn nên chọn cho mình người yêu, người chồng có quan niệm tiến bộ.
Nhiều chị em phụ nữ có thói quen cạo lông vùng kín vì nghĩ sẽ giúp sạch sẽ, gọn gàng, đặc biệt vào thời tiết mùa hè nóng nực và nhu cầu mặc bikini đi biển. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết lông mu có rất nhiều tác dụng trong việc bảo vệ vùng kín của chị em. Vì thế, trước khi có ý định cạo lông vùng kín bạn nên cân nhắc thật kỹ.
Lông mu – tên gọi của lớp lông mọc ở vùng kín mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho chị em phụ nữ. Dưới đây là những tác dụng của lông vùng kín mà không phải ai cũng biết.
Nhiệm vụ chính của lông mu là để bảo vệ và che chở “cô bé” tránh khỏi những tổn thương do vi khuẩn và mầm bệnh gây ra. Chúng giống như 1 lớp lá chắn giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, nấm,... tác nhân hàng đầu gây ra các bệnh phụ khoa như nhiễm trùng, nấm âm đạo, nhiễm khuẩn,...
Như vậy có thể thấy, thay vì cạo lông vùng kín sẽ giúp sạch sẽ thì đó lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh về vùng kín. Tốt nhất, thay vì thường xuyên cạo lông vùng kín, có thể vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước sạch, xà phòng dịu nhẹ.
Mỗi khi sử dụng dao cạo lông vùng kín, hay dùng thuốc tẩy lông vùng kín bạn đang vô tình cọ xát và gây tổn thương cho da. Tình trạng da bị mẩn đỏ, mẫn cảm sau khi cạo lông rất thường gặp ở nhiều người. Theo 1 nghiên cứu, có tới trên 80% chị em sau khi “dọn dẹp” lông vùng kín đều cảm thấy ngứa ngáy âm đạo, dù là cạo lông hay sử dụng wax lông dạng kem.
Các hoạt động thường ngày như chạy bộ, đạp xe, hoặc thậm chí là đi lại bình thường, mặc quần bó sát,...luôn tạo ra sự ma sát nhất định ở vùng háng. Nếu cạo lông vùng kín, vùng da nơi này trở nên nhẵn nhụi, nguy cơ ma sát trực tiếp sẽ dễ gây kích ứng da. Tình trạng cọ xát tưởng không gây ảnh hưởng nhưng thực tế lại có thể khiến cảm thấy khó chịu và bức bối trong suốt cả ngày dài.
Lớp lông vùng kín có vai trò rất quan trọng giúp giảm bớt ma sát và tác động đến vùng nhạy cảm. Do đó, nên cân nhắc trước khi cạo lông vùng kín.
Lông vùng kín còn có tác dụng duy trì nhiệt độ cho cô bé. Đặc biệt vào những ngày đông, lớp lông này sẽ giúp giữ ấm cho “cô bé”, còn vào những ngày mùa hè, chất dầu sinh ra ở da vùng kín sẽ giúp làm mát.
Vì vậy việc dọn dẹp đi lông vùng kín dường như không phải là một lựa chọn lý tưởng nếu muốn duy trì nhiệt độ vùng sinh dục ở mức thích hợp và luôn khỏe mạnh.
Nhiều chị em dọn dẹp thường xuyên lông vùng kín vì cho rằng sự “rậm rạp”, vô duyên của chúng sẽ khiến mất tự tin với đối phương. Tuy nhiên, theo 1 thống kê, nam giới lại thấy “phấn khích hơn” rất nhiều khi thấy “cô bé” được che đậy bởi vùng lông rậm.
Điều này có thể khơi gợi sự ham muốn khám phá và chinh phục của nửa kia, làm tăng hứng thú trong “cuộc yêu” mãnh liệt. Không những thế, các tuyến nằm dưới lớp lông vùng kín còn tiết ra pheromone – đây là một loại tín hiệu hóa học hấp dẫn người khác phái.
Cạo lông vùng kín cần được thực hiện đúng cách