Trường Cao đẳng Việt Nam - Hàn Quốc Bình Dương là trường công lập (mã trường CDD 4403). Năm 2023, trường tuyển sinh các ngành/nghề cụ thể sau:
Trường Cao đẳng Việt Nam - Hàn Quốc Bình Dương là trường công lập (mã trường CDD 4403). Năm 2023, trường tuyển sinh các ngành/nghề cụ thể sau:
Trường Cao đẳng Việt Nam-Hàn Quốc-Quảng Ngãi được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quyết định thành lập tại số 1963/QĐ-LĐTBXH ngày 20/12/2013, là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, hoạt động theo mô hình trường cao đẳng nghề công lập, thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Sáng nay 7.11, HLV trưởng Park Hang-seo đã chính thức đặt bút ký vào bản hợp đồng mới có thời hạn 3 năm với Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF). Tại buổi lễ ký kết, vị chiến lược gia người Hàn Quốc đã có những chia sẻ cảm động về tình yêu của người hâm mộ Việt Nam dành cho mình.
Tọa đàm “Trường Pháp ở Việt Nam 1945-1975: Từ sứ mạng khai hóa đến ngoại giao văn hóa” của tác giả Nguyễn Thụy Phương Nhân dịp ra mắt tác phẩm
Diễn giả: – Tiến sĩ Giáo dục học Nguyễn Thụy Phương, tác giả cuốn sách – Bà Sophie Maysonnave, Tham tán Hợp tác và Hoạt động Văn hóa Đại sứ quán Pháp, Giám đốc Viện Pháp tại Việt Nam – Chủ trì: Tiến sĩ Mai Anh Tuấn
Trường Pháp ở Việt Nam 1945-1975: Từ sứ mạng khai hóa đến ngoại giao văn hóa bắt nguồn từ luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Thụy Phương, đã hoàn thành vai trò của mình là làm sống lại thiên truyện về nền giáo dục Pháp tại Việt Nam trong ba thập niên bản lề của lịch sử đất nước, 1945-1975. Ở Việt Nam, giai đoạn 1945-1975 chứng kiến hai cuộc kháng chiến liên tiếp. Thế nhưng, bằng cách phân tích tinh tế của tác giả, bạn đọc sẽ phát hiện ra hơn cả một đất nước trong cơn bão táp. Công trình của Thụy Phương làm sáng tỏ những số phận, những tuổi thơ, những khám phá và những phát kiến mới về bản sắc, và cả những lập trường phức tạp, thường trái chiều, so với những gì mà độc giả có thể mong đợi. Cuốn sách mở ra một thế giới phổ quát và đứt gãy, những tuổi thơ di trú từ Bắc vào Nam, rồi ra ngoại quốc, những đường đời zigzag. Chúng ta có thể nghĩ rằng thế giới đó đã biến mất nếu như nó không để lại dấu ấn sâu đậm lên nhiều thế hệ và nhất là nó vẫn còn thời sự trong thế giới đầy biến chuyển ngày nay.
Một trong nhiều điểm giá trị trong công trình đầy sức thuyết phục của Thụy Phương là soi tỏ những nẻo đường khác nhau của những ngôi trường này và rất nhiều ngôi trường khác bằng cách lồng nó vào bối cảnh đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam-Bắc. Tác giả phân tích sự đánh cuộc không thể tin nổi của người Pháp nhằm duy trì sự tồn tại của Trung học Albert-Sarraut tại miền Bắc Việt Nam trong những năm 1954-1965.
Trước đó vào năm 2020, Tiến sĩ Nguyễn Thụy Phương đã cho ra mắt Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa – Huyền thoại đỏ và huyền thoại đen. Cuốn sách là tổng hợp những nghiên cứu về Di sản giáo dục Thực dân. Dựa trên những tài liệu và văn bản khai thác được từ các trung tâm lưu trữ nước ngoài, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền thuộc địa Pháp, tác giả đã cố gắng phân tích một các hệ thống về giáo dục Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung thời thuộc địa, từ đó rút ra những thành tựu và hạn chế về nền giáo dục của thời kỳ này.