Trợ Cấp Cho Người Khuyết Tật Đặc Biệt Nặng

Trợ Cấp Cho Người Khuyết Tật Đặc Biệt Nặng

Mức trợ cấp cho người người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ 01/7/2024 (Hình từ internet)

Mức trợ cấp cho người người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ 01/7/2024 (Hình từ internet)

Người khuyết tật đặc biệt nặng được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:

Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về mức trợ cấp xã hội hàng tháng:

Theo quy định trên thì người khuyết tật đặc biệt nặng thuộc đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng cụ thể như sau:

- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;

- Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;

Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định thì mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.

Tức là: người khuyết tật đặc biệt nặng sẽ được nhận 720.000 đồng/tháng.

Trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng sẽ được nhận 900.000 đồng/tháng.

Người khuyết tật đặc biệt nặng được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Người khuyết tật đặc biệt nặng khi đi máy bay có được miễn giá vé không?

Căn cứ Điều 12 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định về miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ giao thông công cộng như sau:

Theo đó, người khuyết tật đặc biệt nặng khi đi máy bay không được miễn giá vé mà chỉ được giảm tối thiểu 15% giá vé máy bay.

Tuy nhiên, theo quy định pháp luật thì đây chỉ là mức giảm tối thiểu.

Do đó, trên thực tế mức giảm giá vé đối với người khuyết tật đặc biệt nặng khi đi máy bay có thể được các đơn vị áp dụng ở mức cao hơn.

Mức trợ cấp cho người người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ 01/7/2024

Theo đó, Nghị định 76/2024/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung khoản 2,3 Điều 4 quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP. Cụ thể:

- Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01/7/2024 là 500.000 đồng/tháng.

Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.

- Trường hợp điều kiện kinh tế - xã hội địa phương bảo đảm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:

+ Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn cao hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;

+ Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.

* Theo đó, khi tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng lên 500.000 đồng/tháng thì mức trợ cấp xã hội hàng tháng cũng có sự thay đổi như sau:

Mức chuẩn trợ giúp xã hội (500 nghìn đồng)

Cụ thể, cho người người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật từ 01/7/2024 như sau:

Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật

(1) Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng

(2) Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng

(3) Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng

(4) Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng

Quy định về xác định mức độ khuyết tật

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010 thì người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:

(1) Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

(2) Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.

(3) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp (1) và (2).

Việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện. Trong các trường hợp sau đây thì việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng giám định y khoa thực hiện:

- Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật;

- Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;

- Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, chính xác.

Trường hợp đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động thì việc xác định mức độ khuyết tật theo quy định của Chính phủ.

Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng phải bảo đảm điều kiện gì?

Điều kiện đối với người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng được quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 20/2021/NĐ-CP như sau:

Như vậy, theo quy định, người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng phải bảo đảm điều kiện và trách nhiệm sau đây:

(1) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

(2) Có sức khoẻ, kinh nghiệm và kỹ năng chăm sóc người khuyết tật, người cao tuổi;

(3) Có nơi ở ổn định và nơi ở cho người khuyết tật, người cao tuổi;

(5) Trường hợp đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

- Có sức khoẻ, kinh nghiệm và kỹ năng chăm sóc người khuyết tật, người cao tuổi.