Thuế Ttđb Của Rượu

Thuế Ttđb Của Rượu

Dạng bài tập tổng hợp:tính thuế XNK, GTGT, TTĐB

Dạng bài tập tổng hợp:tính thuế XNK, GTGT, TTĐB

IV. Hướng dẫn cách tính, công thức tính thuế tiêu thụ đặc biệt

Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ là giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (thuế BVMT) nếu có và thuế GTGT, được xác định cụ thể như sau:

Đối với hàng nhập khẩu tại khâu nhập khẩu, giá tính thuế TTĐB được xác định như sau:

Giá tính thuế TTĐB = (Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu)

Đối với hàng hóa tại khâu bán ra trong nước, giá tính thuế TTĐB được xác định như sau:

Giá bán chưa thuế GTGT - Thuế BVMT (nếu có)

Công ty cổ phần bia Sài Gòn bán 1.000 chai bia cho Đại lý A có giá 15.000 đồng/chai chưa bao gồm thuế GTGT và có tiền cược vỏ chai là 1.000 đồng/chai, tổng số tiền vỏ chai đặt cược là 1.000.000 đồng. Hết quý, công ty cổ phần bia Sài Gòn và Đại lý A thực hiện quyết toán: số vỏ chai thu hồi được là 900 chai còn 100 chai không thu hồi được, nên công ty cổ phần bia Sài Gòn trả lại cho Đại lý A 900.000 đồng tiền cược vỏ chai, còn 100 vỏ chai tương đương với 100.000 đồng sẽ đưa vào doanh thu tính thuế TTĐB. Biết rằng thuế suất thuế TTĐB là 65%, khi đó:

➜ Doanh thu bán 1.000 chai bia = 1.000 x 15.000 = 15.000.000 đồng;

➜ Doanh thu tính thuế TTĐB = 15.000.000 + 100.000 = 15.100.000 đồng;

➜ Giá tính thuế TTĐB = 15.100.000 / (1 + 65%) = 9.151.515 đồng;

➜ Thuế TTĐB phải nộp = 9.151.515 x 65% = 5.948.485 đồng.

Nhập khẩu 1 lô hàng điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống của Nhật Bản có giá CIF là 10.000 USD, thuế suất thuế nhập khẩu là 30%, thế suất thuế TTĐB là 10%. Giả sử tỷ giá tính thuế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu là 22.890 VNĐ. Sau đó bán cho thị trường trong nước với giá 450.000.000 đồng chưa bao gồm thuế GTGT. Tính số tiền thuế TTĐB mà cơ sở kinh doanh phải nộp?

➜ Giá tính thuế TTĐB hàng nhập khẩu = 10.000 x 22.890 = 228.900.000 đồng;

➜ Thuế nhập khẩu = 228.900.000 x 30% = 68.670.000 đồng;

➜ Thuế TTĐB nộp ở khâu nhập khẩu = (228.900.000 + 68.670.000) x 10 % = 29.757.000 đồng

(Trong đó, giá bán chưa có thuế GTGT là 450.000.000 đồng)

➜ Giá tính thuế TTĐB tại khâu bán ra trong nước = (450.000.000) / (1 + 10%) = 409.090.909 đồng;

➜ Thuế TTĐB khi bán ra trong nước = 409.090.909 x 10% = 40.909.091 đồng;

➜ Như vậy, Thuế TTĐB phải nộp = 40.909.091 - 29.757.000 = 11.152.091 đồng

Giá tính thuế TTĐB đối với các ngành dịch vụ là giá bán ra chưa có thuế GTGT, cụ thể:

Tham khảo: Cách đăng ký và nộp thuế điện tử.

Cùng Gonnapass ôn luyện thông qua các bài tập sau nhé:

Một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhập khẩu ô tô nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong kỳ tính thuế có tài liệu sau:

Yêu cầu: Xác định thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp hoặc được hoàn liên quan đến các nghiệp vụ trên.

– Thuế suất thuế xuất khẩu của ô tô là 2% ,

– Thuế suất thuế nhập khẩu ô tô 52% .

– Thuế suất thuế TTĐB của ô tô loại 9 chỗ ngồi là 50%, loại 12 chỗ ngồi là 15% .

– Thuế suất thuế GTGT của các sản phẩm trên là 10% .

– Tổng số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ là 160 triệu đồng, trong đó thuế GTGT tập hợp được từ các hoá đơn mua vào liên quan đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu lô hàng xe ô tô 12 chỗ ngồi là 56 triệu đồng.

– Doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ và mọi giao dịch đều được thanh toán qua ngân hàng. Hàng hóa, dịch vụ mua vào có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

– Tỷ giá ngoại tệ tính thuế 1 USD = 23.000 đồng Việt Nam.

– Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch.

– Doanh nghiệp đã nộp các khoản thuế ở khâu nhập khẩu trước khi kê khai thuế nội địa.

– Hàng hóa của doanh nghiệp không bán cho các đơn vị có quan hệ liên kết.

Công ty thực phẩm X nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có số liệu trong tháng 3 năm N như sau:

– Uỷ thác cho công ty M nhập khẩu 3.000 kg sôcôla các loại, giá bán tại cửa khẩu xuất ghi trong hợp đồng ngoại thương là 5 USD/kg; chi phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế cho cả lô hàng về đến Việt Nam là 4.000 USD. Bên nhận ủy thác đã chuyển trả hàng và các chứng từ nộp thuế khâu nhập khẩu cho công ty. Trong tháng , công ty đã tiêu thụ được 2.000kg với giá chưa thuế GTGT 250.000 đồng/kg.

– Sản xuất và xuất khẩu 10.000 két bia lon với giá xuất bán chưa thuế GTGT tại xưởng của nhà máy là 100.000 đồng/két, tổng chi phí vận chuyển chưa thuế GTGT đến cảng xuất trả cho một doanh nghiệp vận tải là 50.000.000 đồng.

– Nhập khẩu 1.200 lít rượu vang Matues Rose 11,5 độ về để đóng chai bán. Giá tính thuế nhập khẩu là 3 USD/1 lít. Công ty đã dùng toàn bộ số rượu trên để đóng được 2.400 chai. Trong tháng, Công ty đã tiêu thụ nội địa được 2.000 chai với giá chưa thuế GTGT là 189.000 đồng/chai.

– Trong tháng, công ty nhập khẩu lô sữa bột có trị giá tính thuế nhập khẩu 100.000.000 đồng và đã bán được số hàng trị giá chưa thuế GTGT 200.000.000 đồng.

– Nhập khẩu một dây chuyền sản xuất sôcôla từ công ty Itochu – Nhật Bản theo hình thức tạm nhập tái xuất để công sản phẩm cho công ty Itochu. Giá bán của thiết bị này tại cửa khẩu xuất ghi trên hợp đồng ngoại thương là 2 triệu USD, chi phí vận chuyển từ Nhật Bản đến cảng Hải Phòng là 1.200 USD, chi phí bảo hiểm quốc tế cho lô hàng là 4.000 USD.

Xác định các khoản thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế TTĐB và thuế GTGT mà công ty phải nộp trong tháng.

– Thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng socola là 55%, rượu vang là 50%, sữa là 15%, máy móc thiết bị là 1%.

– Thuế suất thuế xuất khẩu bia là 0%.

– Thuế suất thuế GTGT đối với các hàng hoá, dịch vụ nói trên là 10%.

– Thuế suất thuế TTĐB đối với mặt hàng bia là 65%, rượu là 35%.

– Tỷ giá tính thuế 1USD = 23.000 đồng Việt Nam.

– Giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu.

– Thuế GTGT đầu vào tập hợp từ các hoá đơn GTGT của các hàng hoá , dịch vụ khác được khấu trừ trong tháng là 22.500.000 đồng.

– Hàng hoá , dịch vụ mua vào đều thanh toán qua ngân hàng.

– Doanh nghiệp đã nộp thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu trước khi khai thuế GTGT nội địa.

– Số rượu vang tiêu thụ nội địa được bán cho các đơn vị không có quan hệ liên kết.

Tham gia nhóm Zalo hỗ trợ miễn phí của Gonnapass

Học thử – Thi thử miễn phí CPA trên Gonnapass

Tầng 6, toà nhà Việt á, số 9 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapass.com/

Rượu Whisy là một trong những loại loại rượu mạnh trong thế giới rượu nhập khẩu. Rượu Whisky được sản xuất từ các nguyên liệu chính là lúa mạch lên men, nếu ngâm rượu trong những thùng gỗ sồi thì rượu Whisky sẽ có vị thơm ngon và có màu vàng hổ phách, rất được ưa chuộng tại Châu Âu. Vậy thuế nhập khẩu rượu Whisky về Việt Nam là bao nhiêu, mỗi nơi sản xuất rượu Whisky lại có những quy định và thuế nhập khẩu rượu Whisky khác nhau, như : thuế nhập khẩu ưu đãi rượu Whisky từ Liên minh Châu Âu chỉ 36%, trong khối ASEAN ( form D) lại chỉ có 0%…. Hãy cùng Logistics Solution tìm hiểu chi tiết mã hs rượu Whisky và thuế nhập khẩu rượu Whisky là bao nhiêu nhé

Mã HS rượu Whisky trong biểu thuế xuất nhập khẩu 2021 có Mã HS 22083000 . Chi tiết:

Phần IV: THỰC PHẨM CHẾ BIẾN; ĐỒ UỐNG, RƯỢU MẠNH VÀ GIẤM; THUỐC LÁ VÀ CÁC LOẠI NGUYÊN LIỆU THAY THẾ THUỐC LÁ ĐÃ CHẾ BIẾN

Chương 22: Đồ uống, rượu và giấm

Dưới đây là thuế nhập khẩu rượu Whisky vào Việt Nam

Thuế giá trị gia tăng (VAT) : 10%

Thuế nhập khẩu thông thường : 67.5%

Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt rượu Whisky giữa Việt Nam với một số nước trên thế giới có ký Hiệp định thương mại tự do:

– Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Trung Quốc (dùng Form E – ACFTA): 5%

– Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean (dùng Form D –  ATIGA): 0%

– Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Nhật Bản (dùng Form AJ – AJCEP): 65%

– Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Nhật Bản (dùng Form VJ –  VJEPA): 65%

– Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Hàn Quốc (dùng Form AK – AKFTA): Hàng hóa nhập khẩu không được hưởng thuế suất AKFTA tại thời điểm tương ứng

– Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Úc – New di lân (dùng Form AANZ –  AANZFTA): 80%

– Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Ấn độ (dùng Form AI – AIFTA): 65%

– Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Hàn Quốc (dùng Form VK –  VKFTA): 48%

– Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu và các nước thành viên (dùng Form EAV –  VN-EAEU FTA): Hàng hóa nhập khẩu không được hưởng thuế suất VN-EAEU FTA tại thời điểm tương ứng

– Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt CPTPP (dùng Form CPTPP – Mexico):40%

– Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt CPTPP (Australia, Canada, Japan, New Zealand, Singapore, Vietnam) (dùng Form CPTPP): 35%

– Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Liên minh EU (dùng Form EUR1 – EVFTA): 36%

Trên đây là các loại thuế nhập khẩu rượu whisky Quý doanh nghiệp có thể tham khảo khi muốn nhập khẩu rượu whisky về tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Với mỗi một thị trường nhập khẩu rượu whisky lại có những Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam nhằm tạo thuận lợi trong thuế nhập khẩu ưu đãi đăc biệt. Cần tư vấn chi tiết thủ tục nhập khẩu rượu từ các nước trên thế giới, Quý doanh nghiệp đừng ngại ngần liên hệ với Logistics Solution

Để nhập khẩu rượu vang, Quý doanh nghiệp cần quan tâm tới các loại thuế nhập khẩu rượu vang như: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng (VAT). Để phân định được rõ các loại thuế đối với từng loại sản phẩm rượu vang, Quý doanh nghiệp cần biết tới Mã HS của rượu vang. HS code là mã số phân loại được tổ chức Hải Quan thế giới phát hành. Đối với mỗi HS code rượu vang lại có thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng khác nhau. Với thuế giá trị gia tăng cho các loại rượu vang nhập khẩu là 10%, thuế nhập khẩu thông thường: 75%. Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu vang dưới 20 độ : 35%; rượu vang trên 20 độ: 65%. Vậy cách tính các thuế nhập khẩu rượu vang như thế nào? Mã HS rượu vang bao gồm những mã nào? Quý doanh nghiệp hãy cùng Logistics Solution đi chi tiết theo bài viết dưới đây

Rượu vang thuộc chương 22 nhóm 04

Các loại thuế phải nộp khi làm thủ tục nhập khẩu rượu vang vào Việt Nam:

Dưới đây là bảng Thuế nhập khẩu rượu vang vào Việt Nam:

Áp dụng Biểu thuế ban hành tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 70/2014/QH13 ngày 26/11/2016 có thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt tuỳ theo nồng độ, cụ thể:

CHI TIẾT HS CODE VÀ THUẾ NHẬP KHẨU MÃ HS 22042111 – RƯỢU VANG – CÓ NỒNG ĐỘ CỒN KHÔNG QUÁ 15% TÍNH THEO THỂ TÍCH

Tiền thuế nhập khẩu phải nộp = Giá trị hàng x thuế suất nhập khẩu

Đối với hàng rượu vang nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng vào Việt Nam là : 10%

Tiền thuế VAT = (Giá trị lô hàng + thuế nhập khẩu) *10%

Thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được tính theo giá tính thuế của hàng hóa chịu thuế và thuế suất với công thức số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp

Tiền thuế tiêu thụ đặc biệt = giá trị tính thuế của hàng hóa chịu thuế x thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa đó tại thời điểm tính thuế.

Trên đây là các loại thuế nhập khẩu rượu vang Quý doanh nghiệp cần quan tâm khi muốn nhập khẩu rượu vang về tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Với mỗi một thị trường nhập khẩu rượu vang lại có những Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam nhằm tạo thuận lợi trong thuế nhập khẩu ưu đãi. Cần tư vấn chi tiết thủ tục nhập khẩu rượu vang từ các nước trên thế giới, Quý doanh nghiệp đừng ngại ngần liên hệ với Logistics Solution

Thuế tiêu thụ đặc biệt (thuế TTĐB) là gì? Đối tượng chịu/không chịu thuế TTĐB? Cách tính, công thức tính thuế TTĐB (bia rượu, ô tô, điều hòa…) như thế nào? Anpha sẽ giải đáp (kèm ví dụ) tại bài viết này.