Những Ngày Lễ Ở Đài Loan

Những Ngày Lễ Ở Đài Loan

Công ty Cổ phần Đầu tư và Cung ứng Nhân lực Năm Châu (Nam Chau IMS) là một trong những đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực tư vấn du học & xuất khẩu lao động.

Công ty Cổ phần Đầu tư và Cung ứng Nhân lực Năm Châu (Nam Chau IMS) là một trong những đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực tư vấn du học & xuất khẩu lao động.

Một Số Câu Giao Tiếp Tiếng Đài Loan Thông Dụng Nhất

Dưới đây là danh sách một số câu giao tiếp tiếng Đài Loan (tiếng Trung Phồn Thể):

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề người Đài Loan nói tiếng gì?. Việc bảo tồn và phát triển các ngôn ngữ địa phương là một vấn đề đáng được quan tâm. Bởi vì mỗi ngôn ngữ đều mang trong mình một kho tàng văn hóa quý báu, cần được gìn giữ và truyền lại cho thế hệ mai sau.

Lịch nghỉ lễ, Tết Đài Loan năm 2024 sẽ ít hơn năm 2023 1 ngày nghỉ và chỉ có 1 ngày làm bù duy nhất trong năm. Năm 2023 có 6 ngày làm bù, chính phủ nhận được nhiều khiếu nại hơn, khiến Tổng Cục quản lý nhân sự cam kết phải đưa ra công thức tính ngày nghỉ mới. Trong 5 năm tới sẽ mỗi năm sẽ chỉ có 1 ngày làm bù, cho tới năm 2026 sẽ không có ngày nghỉ bù nữa. Năm 2024 ngày làm bù duy nhất là ngày 17 tháng 2 tức thứ 7 làm bù cho ngày 8 tháng 2 của kỳ nghỉ lễ Nguyên Đán năm 2024. Như vậy năm 2024 sẽ chỉ có 115 ngày nghỉ lễ (lao động sẽ có 116 ngày) đã bao gồm thứ 7 và chủ nhật.

Tết năm mới (3 ngày): từ 31/12/2023 tới 1/1/2024Tết Nguyên đán (7 ngày): từ 8/2/2024 tới 14/2/2024Tết Hòa Bình (1 ngày): 28/2/2024Tết thiếu nhi và Thanh minh (4 ngày): từ 4/4/2024 tới 7/4/2024Tết lao động (1 ngày): 1/5/2024Tết Đoan ngọ (3 ngày): 8/6/2024 tới 10/6/2024Quốc Khánh Đài Loan (1 ngày): 10/10/2024

Như vậy so với năm 2023 thì kỷ nghỉ lễ dài năm 2024 ít hơn rất nhiều nhưng bù lại người lao động không cần phải làm bù. Bạn nghĩ sao về điều này, muốn làm bù để được nghỉ lễ dài ngày hay không thích làm bù và được nghỉ lễ ít hơn. Lịch nghỉ lễ này chỉ áp dụng cho công thức thuộc cơ quan hành chính nhà nước. Lịch không áp dụng cho nhân viên khu vực tư nhân, vì ngày làm việc và ngày lễ của họ liên quan đến các quy định trong Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động, thuộc thẩm quyền của Bộ Lao động.

Nguồn: Codaudailoan tổng hợp. Vui lòng không copyCập nhật tin tức Đài Loan tại Codaudailoan.com. Website là nơi chia sẻ Kinh nghiệm định cư ở Đài Loan các vấn đề thủ tục kết hôn, ly hôn, làm thẻ cư trú, thẻ cư trú vĩnh viễn, chứng minh thư, thẻ bảo hiểm y tế Đài Loan, cập nhật tin tức Đài Loan cho lao động, du học sinh, hôn phối với người Đài Loan. cho lao động, du học sinh, hôn phối với người Đài Loan.

Khám phá những ngày lễ ở Phần Lan

Dưới đây là danh sách những ngày lễ ở Phần Lan mà bạn có thể tham dự nếu có dịp ghé thăm:

Ngày Quốc khánh là dịp trọng đại của mỗi quốc gia, khi không khí toàn quốc được tô điểm bởi màu sắc của lá cờ quốc kỳ. Ở Phần Lan, tất cả các cửa hàng đều được trang trí bằng màu trắng và xanh, với lá cờ quốc kỳ tung bay khắp nơi.

Trong ngày này, tinh thần quốc gia được nâng cao, người dân Phần Lan tổ chức các hoạt động kỷ niệm trọng đại. Họ gửi lời tri ân đến những người đã đóng góp cho đất nước và tham gia vào cuộc diễu hành từ nghĩa trang Hietaniemi đến quảng trường Thượng Viện (Senate Square).

Vào đêm Quốc khánh, âm nhạc tôn vinh đất nước vang vọng khắp nơi. Người dân có cơ hội thưởng thức các hoạt động chào mừng trực tiếp từ cung điện Tổng thống, với sự tham gia của các vị khách danh tiếng từ Phần Lan và trên toàn thế giới.

Ở Phần Lan, lễ Phục sinh là một sự kiện kéo dài trong suốt 4 ngày, thường diễn ra vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4. Việc chuẩn bị thường bắt đầu từ vài tuần trước, khi các gia đình bắt đầu trang trí nhà cửa và cửa hàng bằng socola và trứng Phục sinh sặc sỡ.

Vào Chủ nhật Phục sinh, những đứa trẻ sẽ hóa trang thành các “phù thủy Phục Sinh” và đi đến các nhà hàng xóm. Tay của các em cầm các cành liễu nhỏ được trang trí sặc sỡ để đổi lấy kẹo hoặc đồng xu.

Nếu món ăn truyền thống của lễ Phục sinh tại Pháp là thịt đùi cừu nướng, hay của Tây Ban Nha là bánh donut truyền thống – Rosquillas, thì người dân Phần Lan thường ăn mừng lễ Phục Sinh bằng món bánh tráng miệng “mämmi”.

Ban đầu, khi nhìn thấy, chắc hẳn ai cũng sẽ giật mình vì màu sắc của bánh, một màu nâu đen không mấy bắt mắt và mùi vị lạ, do đó khá kén người ăn. Bánh Mämmi được làm từ bột lúa mạch đen, mật mía kết hợp vỏ cam Seville và thường được ăn kèm với sữa hoặc kem đánh.

Để làm bánh Mämmi cho lễ Phục sinh, người ta cần bắt đầu chuẩn bị trước một thời gian. Lý do là bánh cần được bảo quản ướp lạnh trong ba đến bốn ngày trước khi ăn.

Giáng sinh ở châu Âu, đặc biệt là tại Phần Lan, là một dịp rất đặc biệt và mang ý nghĩa đón chào năm mới. Đây là thời điểm người dân tại đây tụ họp để đoàn viên gia đình, bày tỏ sự quan tâm đến người thân, bạn bè và cộng đồng xung quanh.

Các hoạt động truyền thống của người Phần Lan trong dịp Giáng sinh bao gồm tắm hơi Sauna, thăm mộ người thân tại nghĩa trang, và chuẩn bị bữa tối đặc biệt cùng gia đình. Mọi người cùng nhau ngồi lại, trò chuyện, tổ chức tiệc ăn uống hoặc tham dự lễ đêm tại các nhà thờ. Đặc biệt đối với trẻ em, họ rất mong chờ nhận được những món quà từ ông già Noel.

Quê hương của ông già Noel nằm ở phía bắc Phần Lan – thành phố Korvatunturi (hay Lapland). Vào mỗi dịp Giáng sinh, bưu điện ở thành phố Lapland – nơi ông già Noel sinh sống, nhận được hàng ngàn lá thư từ khắp nơi trên thế giới.

Nơi đây cũng là điểm đến hấp dẫn với trẻ em bởi có công viên giải trí “Vùng đất Giáng sinh” nằm gần làng của ông già Noel.

Một điều thú vị trong dịp này là bữa trưa có món cháo đặc biệt, được làm từ sữa và rắc lên trên là quế, sữa hoặc bơ. Trong mỗi bát cháo, có một hạt hạnh nhân được giấu và bất cứ ai tìm được hạt hạnh nhân đó sẽ được mọi người coi là người may mắn nhất và phải hát một bài ca.

Bữa tối đặc biệt trong các ngày lễ ở Phần Lan thường có thịt hầm gan với pate và giăm bông nướng trong lò. Đây là những món ăn truyền thống đặc biệt của Phần Lan trong dịp lễ.

Ngày hạ chí – Juhannus, hay còn gọi là Midsummer, là sự kiện quan trọng nhất của mùa hè ở Phần Lan, chỉ sau lễ Giáng sinh. Ngày lễ này thường diễn ra vào khoảng từ ngày 20 đến 26 tháng 6 hàng năm và là ngày treo cờ chính thức ngoài Quốc khánh của đất nước.

Juhannus là thời điểm mọi người chứng kiến đêm ngắn nhất với ánh mặt trời rực rỡ kéo dài tới tận 2 giờ sáng. Khoảng cách giữa lúc mặt trời lặn và lúc mặt trời mọc chỉ cách nhau vài giờ. Vào dịp này, các gia đình Phần Lan thường đi đến các vùng biển hoặc các căn nhà gỗ ven hồ. Mọi người thường tổ chức các hoạt động ngoài trời như đốt lửa trại, nướng thịt, câu cá và chèo thuyền. Đây là thời gian thư giãn và nghỉ ngơi, khi người Phần Lan dành nhiều thời gian bên gia đình, bạn bè và người thân.

Nếu bạn đến thăm các thành phố lớn như Helsinki hay Tampere vào ngày Juhannus, đừng ngạc nhiên khi thấy mọi nơi yên tĩnh và vắng vẻ. Đường phố trở nên thanh bình, không có sự ồn ào hay sự tấp nập như thường ngày.

Ngày Juhannus được coi như Tết nguyên đán tại Việt Nam. Đây là dịp mọi người tránh xa thành phố để tận hưởng không gian yên tĩnh, êm đềm của thiên nhiên và để kết nối với tình yêu. Thật không ngạc nhiên khi ngày Hạ chí là thời điểm diễn ra nhiều đám cưới nhất trong năm ở Phần Lan vì đây là thời điểm đẹp nhất trong năm với ánh nắng vàng rực rỡ và khí hậu ôn hòa.

Các ngày lễ nổi tiếng ở Phần Lan không thể không kể đến Vappu – Lễ hội đón chào mùa xuân, khi tuyết bắt đầu tan và ánh nắng ấm chiếu xuống khắp nơi.

Vappu còn được coi là ngày hội của sinh viên, đánh dấu kết thúc năm học với những bữa tiệc tốt nghiệp hoành tráng, và là ngày hội của người lao động. Người Phần Lan ăn mừng Vappu bằng các bữa tiệc lớn ngoài trời kéo dài suốt 2 ngày vào ngày 30/4 và 1/5. Ở bất kỳ thành phố nào, nếu ra ngoài vào ngày 30/4, bạn sẽ thấy đám người đội mũ trắng và mặc những bộ quần áo sặc sỡ.

Đội mũ trắng trong ngày lễ Vappu là vinh dự và nguồn tự hào. Mỗi người Phần Lan chỉ có một chiếc mũ trắng duy nhất trong cuộc đời từ khi tốt nghiệp trung học và sẽ giữ mãi cho đến hết cuộc đời. Hai món đặc biệt chỉ có vào dịp Vappu là bánh truyền thống của người Phần Lan – bánh Tippaleipä và đồ uống Sima. Sima là một loại đồ uống ngọt nhẹ có cồn với màu cam mật ong đặc trưng, thêm chút nho khô nổi trên bề mặt, là biểu tượng không thể thiếu của lễ hội Vappu.