Những Điểm Mới Của Luật Lao Động Năm 2019

Những Điểm Mới Của Luật Lao Động Năm 2019

Một số điểm mới của Bộ luật Lao động năm 2019 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 20/11/2019 với nhiều điều được sửa đổi, bổ sung sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và thay thế cho Bộ luật Lao động 2012, một số thay đổi quan trọng ảnh hưởng đến người lao động như sau:

Một số điểm mới của Bộ luật Lao động năm 2019 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 20/11/2019 với nhiều điều được sửa đổi, bổ sung sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và thay thế cho Bộ luật Lao động 2012, một số thay đổi quan trọng ảnh hưởng đến người lao động như sau:

Vị trí của ngành luật lao động trong hệ thống Pháp luật Việt Nam

Có nhiều cách tiếp cận hệ thống pháp luật trong nghiên cứu và giảng dạy. Một trong những quan điểm truyền thống đã được đề cập ở trên là cách phân hệ thống pháp luật thành các ngành luật căn cứ chủ yếu vào đối tượng điều chỉnh của nó. Vì vậy, có thể hiểu ngành luật là bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật, gồm tổng thể các quy phạm pháp luật có quan hệ mật thiết với nhau để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội. Với quan điểm đó và như đã phân tích ở phần trên có thể định nghĩa: Luật lao động là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

- Thứ nhất, luật lao động đảm nhiệm vai trò qua trọng chung của pháp luật, đó là sự thể chế hóa đường lối lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực lao động xã hội. Bắt đầu từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, Đảng và nhà nước đã chủ trường chuyển nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng thị trường, có sự điều phối của nhà nước, hình thành và phát triển thị trường sức lao động.

- Thứ hai, Luật lao động là khung pháp lý để mọi cá nhân, tổ chức, mọi thành phần kinh tế đều được bình đẳng trong lĩnh vực lao động. Đối với bên sử dụng lao động là quyền tự do tuyển dụng lao động, mọi người lao động đều bình đẳng về cơ hội việc làm...

- Thứ ba, luật lao động điều chỉnh lợi ích để đảm bảo hợp lí giữa lợi ích xã hội, lợi ích người lao động và người sử dụng lao động. Pháp luật lao động đảm bảo lợi ích xã hội bằng các quy định về giải quyết việc làm, hạn chế thất nghiệp..

- Thứ ba, luật lao động là căn cứ pháp lý để đảm bảo quyền và lợi ích các bên trong quan hệ lao động, là cơ sở để thỏa thuận các quyền và nghĩa vụ của các bên, là căn cứ giải quyết tranh chấp lao động và đình công nếu có.

Tổng quan về luật lao động qua các văn bản Luật lao động

Trước những vấn đề về các quyền cơ bản của con người trong lĩnh vực lao động, sử dụng và quản lý lao động, dựa trên Hiến pháp 1992, Nhà nước ta có chủ trương xây dựng dự thảo Luật lao động từ năm 1994. Sau nhiều lần chỉnh lý, sửa đổi, tiếp thu và trưng cầu dân ý, ngày 23/6/1994, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã thông qua Văn bản Luật lao động đầu tiên của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1995.

Văn bản luật này ra đời đã điều chỉnh các quan hệ lao động và quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động phù hợp với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế lúc bấy giờ. Sau một thời gian áp dụng thực tiễn, để khắc phục những bất cập, Bộ luật lao động đã được sửa đổi bổ sung hai lần vào năm 2002 và 2006. Tuy nhiên, Bộ luật Lao động 1994 được sửa đổi, bổ sung 2002 và 2006 vẫn còn nhiều điểm hạn chế, tồn tại trong chính sách, pháp luật lao động và thực tiễn liên quan đến quan hệ lao động, vấn đề này cần phải được tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng về xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

Bộ luật Lao động 2012 được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2012 và có hiệu lực thi hành kể từ 01/5/2013, kể từ khi ra đời, Bộ Luật lao động năm 2012 đã khắc phục được nhiều điểm hạn chế của Bộ Luật năm 1994 phù hợp tình hình kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, của thị trường lao động, quan hệ lao động nói riêng.

Tuy nhiên, sau hơn 05 năm áp dụng Luật vào thực tiễn cuộc sống, Bộ Luật lao động năm 2012 đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật và gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Ngày 20/11/2019, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động 2019 với 90,06% đại biểu Quốc hội tán thành. Bộ luật Lao động 2019 ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 thay thế Bộ Luật lao động 2012 nhằm bổ sung những quy định còn thiếu sót của Bộ Luật lao động 2012 cũng như để kịp thời cập nhật tình hình phát triển sôi động của đất nước.

Bộ luật lao động 2019 ra đời với nhiều điểm mới đáng chú ý, nổi bật có thể kể đến đó là đối tượng điều chỉnh được mở rộng thêm; Độ tuổi nghỉ hưu tăng lên 60 đối với nữ giới, và 62 đối với nam giới; Không còn hợp đồng lao động theo mùa vụ; Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do;...

Ngoài ra, cũng theo Bộ luật Lao động 2019, người lao động và người sử dụng lao động chỉ được giao kết một trong hai loại hợp đồng lao động đó là hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn, loại bỏ hoàn toàn hợp đồng lao động thời vụ.

Mối quan hệ giữa luật lao động và một số ngành luật khác

Quan hệ lao động nói riêng và mỗi quan hệ xã hội nói chung luôn có sự gắn bó mật thiết với các quan hệ xã hội khác. Chúng liên quan đến nhau trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển như những bộ phận cấu thành không thể tách rời trong đời sống xã hội. Vì vậy, các lĩnh vực pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội đó cũng thường có mối quan hệ pháp lí với nhau. Trong quá trình điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực lao động, luật lao động có mối quan hệ với nhiều ngành luật khác như luật nhà nước, luật dân sự, luật hành chính, luật tố tụng dân sự, luật an sinh xã hội, luật thương mại nhằm hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo nên một hệ thống pháp luật chặt chẽ.

Theo điều 1 Bộ luật lao động năm 2019:

Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.”

Phạm vi điều chỉnh là phạm vi tác động của pháp luật đến các quan hệ xã hội nhất định. Đối với một Bộ luật lao động, phạm vi điều chỉnh bao gồm các vấn đề cơ bản liên quan đến quan hệ lao động. Cùng sự phát triển của quan hệ lao động cũng như sự phát triển chung của các quan hệ xã hội, xuất hiện những chủ thể mới tham gia vào quan hệ lao động, pháp luật về lao động cũng phải thay đổi phạm vi điều chỉnh. Cụ thể là, so với phạm vi điều chỉnh tại điều 1 của Bộ luật lao động năm 2012, Bộ luật lao động năm 2019 đã có sự thay đổi về “tổ chức đại diện tập thể lao động” thành “tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở”.

Theo khoản 3 điều 3 Bộ luật lao động năm 2019:

“Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.”

Trong khi đó, Bộ luật lao động năm 2012 không có định nghĩa “tổ chức đại diện tập thể lao động” mà chỉ có định nghĩa “tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở” tại khoản 4 điều 3 như sau: “Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở”.

Như vậy, (i) Bộ luật lao động năm 2012 đã có sự chênh lệch trong phạm vi điều chỉnh và định nghĩa, điều này đã được sửa đổi trong Bộ luật lao động năm 2019; (ii) có sự thay đổi về chủ thể tham gia quan hệ lao động cùng sự mở rộng các quan hệ lao động liên quan đến chủ thể đó, “tổ chức đại diện người lao động ở cơ sở” của Bộ luật lao động năm 2019 không chỉ bao gồm mỗi Ban chấp hành của công đoàn hay công đoàn mà còn cả các tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp.

Do có có sự xuất hiện của chủ thể mới trong quan hệ lao động, phạm vi điều chỉnh của Bộ luật lao động năm 2019 cũng có sự mở rộng hơn so với Bộ luật lao động năm 2012.

Theo điều 2 Bộ luật lao động năm 2019:

1. Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động.

3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.”

Đối tượng điều chỉnh cơ bản của Bộ luật lao động năm 2019 cũng tương đối giống với đối tượng điều chỉnh của Bộ luật lao động năm 2012: Người lao động (được định nghĩa khoản 1 điều 3 Bộ luật lao động năm 2019), người học nghề, tập nghề, người sử dụng lao động, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Tuy nhiên, có đối tượng được bổ sung là người làm việc không có quan hệ lao động (không phải là “người lao động khác” theo quy định tại điều 2 Bộ luật lao động năm 2012).

Theo khoản 6 điều 3 Bộ luật lao động năm 2019:

“Người làm việc không có quan hệ lao động là người làm việc không trên cơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động.”

Theo quy định trước đây tại Bộ luật lao động năm 2012, người làm việc không có hợp đồng lao động nghiễm nhiên không phải người lao động, tức cũng không phải “người lao động khác” trong đối tượng điều chỉnh của Bộ luật lao động năm 2012. Các văn bản giải thích Bộ luật lao động năm 2012 cũng không giải thích “người lao động khác” là gì. Vì vậy, người làm việc không có quan hệ lao động không là đối tượng điều chỉnh của Bộ luật lao động năm 2012. Nhưng đến Bộ luật lao động năm 2019, “người làm việc không có quan hệ lao động”, tức người làm việc không có hợp đồng lao động, trở thành một trong những đối tượng điều chỉnh của Bộ luật lao động, nghĩa là, Bộ luật lao động năm 2019 đã có một số quy định mới để điều chỉnh quan hệ liên quan đến nhóm người trên thực tế có làm việc, có được trả công nhưng không phải là chủ thể của hợp đồng lao động này. Đây là một điểm mới và cũng là ưu điểm của Bộ luật lao động năm 2019.

Như vậy, Bộ luật lao động năm 2019 có những thay đổi nhỏ so với Bộ luật lao động năm 2012 về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng. Các thay đổi này tương đối phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội, cũng như làm mạch lạc nội dung các điều luật sau này của Bộ luật.