Định hướng nghề nghiệp tương lai cho học sinh trong thời đại 4.0 là một việc quan trọng. Thời đại 4.0 đặt ra nhiều thách thức cho học sinh trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở trường, năng lực và nhu cầu của xã hội.
Định hướng nghề nghiệp tương lai cho học sinh trong thời đại 4.0 là một việc quan trọng. Thời đại 4.0 đặt ra nhiều thách thức cho học sinh trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở trường, năng lực và nhu cầu của xã hội.
Làm cha mẹ, ai cũng muốn con mình là những thiên tài với các điểm số cao chót vót, bước vào các trường đại học top đầu trong nước, thậm chí là du học nước ngoài. Hoặc tệ hơn chút thì cũng phải có thành tích học tập khá trong lớp, chứ không thể đứng bét được. Chính những mong muốn của cha mẹ vô tình gây nên bệnh thành tích, áp lực cho con của mình. Và thậm chí, còn gây hiệu ứng ngược, con mình càng mù mờ với tương lai và không còn tự tin vào chính bản thân.
Các bậc cha mẹ luôn tin rằng học giỏi chính là chìa khóa dẫn đến thành công. Tuy nhiên, nếu các con học chưa giỏi, cũng không sao cả, bởi các con còn 1 chiếc chìa khoá phụ chính là sự tự tin vào bản thân mình.
Khác với việc chỉ biết vùi đầu vào học và trở thành con mọt sách để chinh phục những thang điểm số đặt ra của nhà trường. Sự tự tin của trẻ giúp con quyết định được sự thành công của chính mình.
Tôi kể bạn nghe câu chuyện về Joe Whale, cậu bé 12 tuổi ở Shrewsbury, Anh. Cậu bé từng bị chê trách về thành tích học tập không nổi bật, gây rắc rối ở trường bởi sở thích vẽ nguệch ngoạc khắp nơi. Nhưng với sự tự tin, cậu khẳng định đây là những tác phẩm đáng được công nhận.
Cậu nỗ lực cho chúng thay vì cày điểm số và bài học như bạn bè cùng trang lứa. Và thật bất ngờ khi cậu đã ký hợp đồng thiết kế cho hãng giày nổi tiếng Nike. Không những thế, cậu còn ký hợp đồng vẽ sách minh hoạ cho lứa tuổi thiếu nhi và được biết đến với biệt danh “ Doodle Boy”.
Nghề pha chế đồ uống hay còn gọi là “bartender” hiện nay cũng rất được trọng dụng trên thị trường lao động. Cơ hội việc làm dồi dào, mức lương ổn định, thời gian học ngắn, nhanh ra nghề là ưu điểm của ngành học này nếu bạn có ý định theo đuổi.
Sau khi hoàn thành các khóa học pha chế đồ uống, bạn có thể làm việc tại các quán nước, nhà hàng, quán bar, pub hoặc tự mình mở quán nước để kinh doanh riêng.
Đây cũng là một trong những sự lựa chọn dành cho bạn khi không biết nên học ngành gì. Nghề này cũng không yêu cầu bằng cấp học vấn nhưng sẽ đòi hỏi bạn có bằng lái xe tương ứng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, đức tính chăm chỉ và sức khỏe tốt cũng là “chìa khóa” quan trọng giúp bạn tìm kiếm được thành công và sự ổn định trong nghề.
Tương tự như nữ giới, nhiều bạn nam cũng băn khoăn không biết học không giỏi nên học ngành gì. Đặc điểm của nam giới đó là thích làm những công việc không đòi hỏi sự tỉ mỉ quá cao nhưng bù lại họ có thể chịu lực tốt, chịu được áp lực trong công việc tốt hơn. Sau đây là một số nghề mà bạn có thể tham khảo khi không có ý định lên tiếp đại học, cao đẳng.
Hiện tại ngành nghề in ấn thiết kế là ngành nghề được các công ty săn đầu người ưu ái nhất. Điểm đặc biệt là bạn không cần có điểm số quá xuất sắc, bạn chỉ cần có những ý tưởng táo bạo cho việc thiết kế các sản phẩm thôi.
Trong nhiều thế hệ người Việt Nam vẫn còn giữ quan điểm xem trọng bằng cấp và danh hiệu. Cho nên, thế hệ phụ huynh luôn mong muốn con em mình học bậc cao trong những ngôi trường danh tiếng. Không ít bạn trẻ có trong tay bằng cấp 3, bỏ công sức và chi phí để học đại học thậm chí là du học. Nhưng kết quả là công việc không yêu thích, thậm chí thất nghiệp.
Do đó, chỉ có định hướng nghề nghiệp sớm và đúng đắn mới là phương pháp hiệu quả giúp các bạn trẻ tìm thấy lối đi đúng trong tương lai. Sau khi xác định được mục đích là gì, các bạn sẽ có nhiều thời gian để chuẩn bị lập kế hoạch, chủ động tìm hiểu sâu hơn về nghề nghiệp, hoàn thiện những kỹ năng còn thiếu sót cũng như chuẩn bị tinh thần thay đổi,…
Tư vấn định hướng nghề nghiệp cần được tổ chức sớm, đặc biệt ngay khi các bạn học sinh đang học THCS. Các bậc phụ huynh và giáo viên cần chung tay chuẩn bị hướng nghiệp cũng như kịp thời điều chỉnh kế hoạch định hướng chưa hiệu quả.
Với việc đặt nặng thành tích còn dẫn đến việc học nghề chưa được đánh giá cao và đầu tư đúng mực. Thay vì chọn đại học khi định hướng học xong 12 nên học nghề gì thì quý phụ huynh và nhà trường có thể tư vấn cho các bạn chọn nghề đúng đam mê, sở trường và điều kiện hiện tại.
Theo Bản tin thị trường lao động Việt Nam quý III năm 2022, xu hướng tuyển dụng của doanh nghiệp về lao động có trình độ Đại học là 48,1% còn Cao đẳng, vào Trung cấp là 29,1%. Bên cạnh tỷ lệ người tìm việc có trình độ Đại học là 52,3% còn Trung cấp và Cao đẳng là 44,7%. Với sự chênh lệch này có thể thấy rằng, thị trường việc làm vẫn đang chênh lệch khá cao giữa nhu cầu và nguồn cung lao động.
Nghề nghiệp là một chủ đề cần thiết đối với mỗi con người khi quá đủ tuổi trưởng thành biết nghĩ suy. Bởi nghề nghiệp không những mang lại của cải vật chất mà nó còn mang lại cho ta một chỗ dựa vững chắc thế giới giúp cuộc sống của ta được thêm vào hơn với xã hội trong mọi niên đại.
Ngày nay rất nhiều các bạn thanh niên trẻ đã rất băn khoăn về việc lựa chọn ngành nghiệp cho bản thân mình. Đặc biệt so với những bạn vừa học xong cấp ba. Có những bạn mong muốn bước tiếp vào đại học, học một chuyên ngành nghề mình yêu like rồi mới định hình đi sử dụng. Còn một số bạn không giống lại mong muốn đi sử dụng để có thêm tiền trang trải cho cuộc đời dù ít hay nhiều.
Mỗi một con người sinh ra đang khác nhau thì năng lực và trí tuệ cũng khác nhau dẫn đến mẹo chọn ngành nghiệp của mỗi người mỗi khác. Có những người muốn chọn cho mình các công việc mà có mức lương cao làm nhanh có nhiều tiền và có những người mong muốn chọn cho mình một công việc mà mình thích k chú ý lương ra sao. Có những người ngay từ nhỏ đã muốn trở thành giảng viên, bác sĩ, công an, kĩ sư…và họ đang ra sức học tập rèn luyện để làm được công việc đó.
Dù là lựa chọn công việc gì đi chăng nữa cũng không quan trọng mà quan trọng hơn cả là lương tâm và đạo đức nghề nghiệp phải thêm vào và đúng đắn với thế giới. Mỗi một công việc lại có một khía cạnh, tầm quan trọng khác nhau do vậy mồ hôi công sức và mức doanh thu không giống nhau. Có nghề sử dụng ra được nhiều tiền, có ngành sử dụng được ít tiền nhưng những ngành đó sẽ là nền móng sự nghiệp cho tương lai về sau. Khi con người xem vừa mới có một công việc ổn định trong xã hội cũng đồng nghĩa với việc họ có một vị trí và một tương lai tốt đẹp trong xã hội và người ta gọi đó là sự phát triển. Mà thành công thì rất cần thiết với mỗi người khiến con người đọc ai cũng mong muốn với tới.
Khi cho đến nay không gian ngày càng hiện đại, xây dựng cửa hội nhập với thế giới thì việc lựa chọn ngành nghiệp cho đúng đắn là vô cùng cần thiết. Nếu bạn không định hình từ trước có khi bạn sẽ trở thành một người thất nghiệp. Để đảm bảo được sự chọn của mình các thanh niên trẻ cho đến nay cần nhìn thấy xét kĩ lưỡng xem xã hội cần gì, đã thiếu và năng lực của mình ra sao có đáp ứng được k thì cơ hội việc sử dụng của bạn lựa chọn là rất easy.
Ngày nay trạng thái sv đại học ra trường thất nghiệp nhiều là do mọi người đua nhau học một ngành nghề mà thế giới đã quá đủ khiến nhiều bạn không xin được việc hay đi làm trái ngành nghề. Điều này làm chúng ta mất rất nhiều thời gian của bản thân. Nếu bạn chọn được và kiên nhẫn thực hiện nó thì bạn sẽ thấy rằng công việc của bạn chọn là k có gì đáng tiếc.
Dù thế giới có ra sao có phát triển đến mấy thì ngành nghiệp là một yếu tố rất quan trọng đối với mỗi người. Nó sẽ giúp ích chúng ta rất nhiều thứ có thêm thu nhập phụ giúp cho bản thân, gia đình và tạo cho bạn một chỗ dựa ổn định để bạn duy trì trong tương lai.
Như vậy ngay khi còn là một học sinh chúng ta hãy vạch ra cho mình những ước mơ, mục tiêu rõ ràng rồi chăm chỉ học tập tập luyện mình thật tốt để mai sau có một nghề nghiệp ổn định, một chỗ dựa địa vị trong xã hội để trở thành một con người có ích cho quốc gia góp phần làm cho không gian phát triển đi lên giàu mạnh. Và mỗi người cần suy nghĩ rõ hơn về tầm cần thiết của việc chọn nghề nghiệp cho phù hợp. Đây là một vấn đề khó mà ít người đủ nội lực dựng lại đúng ngay từ đầu mà có những người phải trải qua rất nhiều khó khăn thất bại và đúc kết được nhiều bài học cho bản thân thì mới định hình được đúng. Vậy nếu chúng ta lựa chọn sai đồng nghĩa chúng ta đang đi trên một con đường khác chẳng hề là thành công làm cho chúng ta bị tụt lùi đối với không gian và dần lâu ngày chúng ta sẽ thấy cuộc đời thật là tẻ nhạt chỉ toàn một màu đen và làm cho cuộc sống k có ý nghĩa.
Nhưng một bộ phận thanh niên nhỏ trong xã hội lại buông thả mình theo những cuộc chơi để rồi xa lánh vào những tệ nạn xã hội. kéo đến chọn cho mình những công việc vi phạm pháp luật giống như buôn bán tàng trữ các chất click thích như ma túy, buôn bán hàng giả, hàng không có gốc gốc,…gây ra nhiều hậu quả xấu cho cuộc đời của con người. Những công việc này không chỉ có hại đối với chính mình mà nó còn có hại tới cả gia đình và xã hội. Nó sẽ kìm hãm thành công của quốc gia làm cho quốc gia không thể tăng trưởng để sánh vai với các cường quốc không giống trên toàn cầu được.
Chính vì thế mà các bạn thân niên trẻ cho đến nay cần cân nhắc thật kĩ trước khi lựa chọn cho mình một công việc nào đó vì những công việc ấy sẽ đi theo bạn, trang trải cho bạn cả về vật chất và tinh thần trong suốt cuộc đời. Và điều đó góp phần sử dụng cho không gian ngày càng tốt xinh hơn con người có một cuộc đời có ý nghĩa hơn.
Đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, các bạn trẻ ai cũng mong muốn có một nghề nghiệp ổn định, trước hết là để kiếm sống, rồi để thể hiện năng lực, khẳng định vị trí của bản thân. Song, trước mắt kì thi Đại học, Cao đẳng, kì thi vào các trường dạy nghề đang đến gần, nhiều người vẫn đang băn khoăn lo nghĩ không biết nên chọn nghề như thế nào: Chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của bản thân, chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống xã hội hay nhất quyết theo đuổi nghề bản thân thiết tha yêu thích?
Vấn đề này thật khó khăn đối với thế hệ chúng ta bởi tuổi trẻ còn thiếu kinh nghiệm, bồng bột, nông nổi để đưa ra quyết định thiếu chín chắn, làm phí đi nhiều thời gian, sức lực. Nghề nghiệp là vấn đề gắn bó lâu dài với đời sống mỗi cá nhân, chi cần chọn sai nghề ta sẽ phải trả giá.
Vậy phải lựa chọn nghề nghiệp như thế nào? Nghề nghiệp trước hết đòi hỏi con người phải có khả năng làm công việc đó. Tức là phải có hệ thống tri thức, kỹ năng kĩ xảo về công việc bạn lựa chọn. Có như vậy bạn mới làm việc có sản phẩm (vật chất hay phi vật chất). Hơn nữa, nghề nghiệp đòi hỏi sự ổn định. Bạn khó có thể nay làm nghề này mai làm nghề khác. Đặc biệt ngày nay, khi vấn đề chuyên môn hóa đang được chú trọng thì việc ổn định việc làm đi sâu tìm tòi, sáng tạo trong lao động càng được khuyến khích. Thay đổi việc làm, bạn sẽ bắt đầu lại những kiến thức mới, kĩ năng kĩ xảo mới, những quan hệ mới… Chừng ấy việc tiêu hao quá nhiều thời gian sức lực của bạn. Chưa kể những khả năng ấy sẽ giảm dần theo tuổi tác, bạn cũng sẽ lo có nhiều thời gian để lao động, hoặc lao động không có hiệu quả. Bên cạnh đó, tình cảm nghề nghiệp cũng là yếu tố quan trọng. Nó trở thành động lực để bạn say mê với việc làm của mình.
Như vậy, nếu chọn nghề dựa vào tiêu chí nghề nghiệp đang được ưa chuộng trong đời sống thì ta tưởng tượng xem? Ta biết rằng xã hội ngày nay đang vận động biến đổi không ngừng. Yêu cầu xã hội mỗi ngày mỗi khác. Mới cách đây khoảng hai chục năm, công nghiệp nặng còn thu hút sự tập trung khai thác của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì ngày nay xã hội đem thành quả và tiềm năng công nghệ thông tin, dịch vụ xã hội, khoa học công nghệ… làm tiêu chí đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia, khu vực. Nói như vậy để thấy được sự lựa chọn này quá mạo hiểm! Bạn có chắc rằng mình sẵn sàng thay đổi nghề nghiệp theo chu kì 20 năm, 15 năm, 10 năm,… hay thậm chí là 5 năm, 4 năm… không? Đó là chưa kể đến việc liệu bạn có khả năng hoàn thành tốt công việc đó? Bạn có thực sự say mê với lựa chọn của mình? Thực tế, không ít người chạy theo nhu cầu của xã hội, thay đổi công việc cho hợp với thời thế. Hậu quả là việc cũ chưa đem về lãi đã mất rất nhiều thời gian, sức lực, tiền bạc cho công việc mới. Mong bạn nhớ rằng: Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh!
Còn nếu bạn nhất quyết theo đuổi nghề mà mình thiết tha yêu thích thì phải tính đến năng lực của bản thân mình. Tình cảm nghề nghiệp là yếu tố không thể thiếu song năng lực lại là yếu tố cần cho mọi công việc. Bạn yêu thích thơ văn, bạn mong muốn trở thành nhà văn nhưng những gì bạn viết ra người đọc không thể hiểu; hay nó nhạt nhẽo vô vị. Khi ấy, bạn bị lạc lõng, bất lực bên bờ cát dài của con chữ. Bạn bế tắc hoàn toàn. Lựa chọn con đường này, bạn sa vào tình cảm “Lực bất tòng tâm” đau khổ vô cùng. Chẳng những đời sống kinh tế bị khốn cùng, mà tâm hồn bạn cùng bị chất vấn day dứt không yên. Lúc đó, tình yêu nghề nghiệp trở thành gánh nặng ghìm bước chân bạn trên đường đời.
Chốt lại mọi con đường, hướng lựa chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế, hợp lí và khả thi hơn cả. Có năng lực, điều đó hứa hẹn thành công trong công việc của bạn. Cũng có nghĩa nó mở ra khả năng đạt mức cao trong đời sống vật chất. Hội tụ lại mọi điều, bạn được xã hội tôn vinh và trở thành người thành đạt. Một chút nhạy bén với thị trường, một chút khả năng tính toán, ngoại giao, quan hệ,… bấy nhiêu điều đủ tạo nên năng lực một nhà kinh doanh có tài. Năng động, sắc sảo, tinh tế, thẳng thắn cộng với khả năng “viết lách” và vốn sống phong phú – đó là những gì cần có ở một nhà báo tài ba,… Nhắc đến nghề nghiệp là nhắc đến công việc; nhắc đến công việc là nhắc đến khả năng làm việc. Vậy là gì nếu không phải là yếu tố năng lực khi lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai.
Cũng có thể nghề nghiệp bạn có khả năng không “thịnh hành” lắm trong xã hội. Giới sinh viên từng “lưu truyền” câu nói: Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, bỏ qua Sư phạm. Như vậy không có nghĩa xã hội không cần đến nghề của bạn cũng như cuộc sống không thể thiếu những người thầy. Quan trọng là bạn biết nỗ lực giành lấy những thành công trong lĩnh vực của mình. Xã hội có thể “bỏ qua” nhưng là bỏ những kẻ bất tài, kém chí. Thực tế, mỗi ngành nghề đóng một vai trò khác nhau trong đời sống, thiếu đi một trong số đó xã hội sẽ khủng hoảng rối loạn. Vậy bạn cần khẳng định mình là ai trong giới của mình.
Tình cảm là thứ không thể gò ép, bắt buộc. Song cũng cần nhìn nhận rằng bất cứ nghề nào cũng có cái hay, cái đẹp, cái cao quý riêng của mình. Chẳng có nghề nghiệp chân chính nào hèn kém cả. Bất cứ nghề nào ta bỏ ra mồ hôi, công sức, thì đều đáng trân trọng. Bỏ ra một chút thời gian để tìm hiểu về nghề ta sẽ thấy được vẻ đẹp và tầm quan trọng của nó. Từ đó sẽ nảy sinh tình cảm mến yêu quý trọng. Có ai không tự hào khi mình là giáo viên – là những kĩ sư tâm hồn đi gieo những mầm sống cho đời? Có ai không tự hào khi mình là người công nhân xây cầu, bắc những nhịp yêu thương, đi nối những bờ ánh sáng?… Và ai ai cũng tự hào khi mình lao động, kiếm sống bằng đôi bàn tay chân chính, bằng khối óc trong sạch của bản thân mình.
Cũng cần nói rằng, trong thực tế có rất nhiều bạn khi lựa chọn nghề nghiệp phải chịu những sức ép từ phía gia đình. Lại có bạn lựa chọn mà không hề suy nghĩ hay suy nghĩ viển vông, vượt quá tầm khả năng… Những điều ấy cũng chẳng khác gì lựa chọn theo yêu cầu của xã hội hay chạy theo ham muốn cá nhân. Chúng chỉ khiến ta thỏa mãn tâm lí trong một thời gian ngắn để rồi phải trả giá cả cuộc đời lao động của mình.
Công việc, nghề nghiệp cần được định hướng sớm để mỗi cá nhân có hướng chuẩn bị hành trang về tri thức, kỹ năng kĩ xảo. Đó là những yếu tố sẽ tạo nên những thành công bứt phá trong sự nghiệp mỗi con người. Lựa chọn nghề nghiệp cần dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa năng lực và sở thích trong đó năng lực đóng vai trò quyết định.
Có một câu nói rất nổi tiếng: “Hãy chọn một công việc bạn yêu thích và bạn sẽ không bao giờ phải làm việc một ngày nào trong đời”. Còn điều gì hạnh phúc hơn là khi ta được làm điều mình yêu và yêu điều mình làm? Thế nhưng hiện thực cuộc sống không bao giờ dễ dàng như vậy. Đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, người trẻ thường băn khoăn nên nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ hay tự mình lựa chọn nghề nghiệp.
Nghề nghiệp là công việc mang lại cho chúng ta thu nhập, được xã hội công nhận, và kiến tạo những giá trị cho cộng đồng. Ai cũng có những thú vui, sở thích nhưng không phải niềm yêu thích nào cũng có thể phát triển theo hướng nghiêm túc để trở thành sự nghiệp. Nghề nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống mỗi con người, gắn bó với chúng ta lâu dài, ảnh hưởng đến bản thân ta và những người xung quanh. Việc lựa chọn giữa thuận theo sự định hướng, sắp xếp của cha mẹ hay tự mình quyết định nghề nghiệp là vấn đề muôn thuở trong xã hội.
Từ xưa, dân gian ta đã có câu: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Câu nói này đã phần nào thể hiện sức ảnh hưởng cũng như “quyền uy” của các bậc phụ huynh đối với con cái. Khi xã hội phát triển hơn thì tư tưởng của những người làm cha, làm mẹ cũng trở nên cởi mở hơn. Tuy nhiên, khi các bạn trẻ bước vào giai đoạn lập nghiệp, nhiều bậc cha mẹ vẫn muốn con cái đi theo con đường mà mình đã định hướng từ trước. Không ít trường hợp cha mẹ bằng lòng cho phép người con sống tự do, được theo đuổi sở thích nhưng đến một thời điểm sẽ phải quay về nối nghiệp gia đình hoặc làm việc ở một nơi cụ thể. Bên cạnh đó, cũng có những ông bố, bà mẹ - vì những lí do như tài chính gia đình hay quan niệm về nghề nghiệp của bản thân mà chỉ muốn con cái làm những công việc nhất định. Về mặt bản chất, tất cả những điều trên đều xuất phát từ tình yêu thương và sự lo lắng mà cha mẹ dành cho con. Không bậc phụ huynh nào lại muốn con cái phải rời xa gia đình, làm việc vất vả và sống thiếu thốn. Về phía các bạn trẻ, việc tuân theo định hướng của cha mẹ sẽ đem lại không ít lợi ích. Ta bớt đi nỗi lo về việc loay hoay trên thị trường lao động nhờ có sự hậu thuẫn từ phía gia đình. Không chỉ vậy, trong trường hợp người trẻ vẫn đang mông lung, không tìm ra được hướng đi thích hợp, xoay vần với những lý tưởng viển vông thì sự định hướng của cha mẹ chính là thứ đưa chúng ta trở về với thực tế.
Bên cạnh nhiều lợi ích thì việc thuận theo ý kiến của cha mẹ luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Con người luôn là những cá thể độc lập. Thanh thiếu niên dễ dàng trở thành những kẻ thụ động, ỷ lại, ngạo mạn nếu người lớn quá bao bọc, luôn “dọn đường” trước cho mọi bước đi của con. Ngoài ra, thiếu đi niềm yêu thích với công việc, bản thân người trẻ sẽ cảm thấy chán nản, nhụt chí, áp lực và sớm bỏ cuộc.
Tương tự, việc tự mình quyết định nghề nghiệp cũng mang tính hai chiều. Tự quyết định tương lai của bản thân chính là cách để ta chứng tỏ sự độc lập, chủ động trước mặt cha mẹ. Tuổi trẻ tươi đẹp và ngắn ngủi, nếu ta không sống trọn vẹn với ước mơ của mình thì về sau sẽ hối hận vô cùng. Không những thế, khi lựa chọn công việc mình yêu thích, ta sẽ làm việc với 100% năng suất và đam mê. Ta khám phá ra những tiềm năng mới của bản thân mà trước đây chưa từng được khai phá. Động lực nội tại, lòng tự trọng, khát khao chinh phục sẽ là thứ giúp người trẻ vượt qua những khó khăn, thất bại. Về phía các bậc cha mẹ, để con tự lựa chọn nghề nghiệp cho thấy sự tôn trọng mà cha mẹ dành cho con cái. Đúng như câu nói: “Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết”, cha mẹ cần giáo dục con tinh thần tự chủ trong suy nghĩ và hành động, biết đấu tranh và chịu trách nhiệm với những gì mình làm. Đồng nhất niềm hạnh phúc của mình với hạnh phúc của con, cha mẹ sẽ thấu hiểu được con thay vì áp đặt, hạn chế tài năng của con cái. Suy cho cùng, cha mẹ cũng chỉ đồng hành cùng con trong một quãng cuộc đời, phần còn lại con phải tự bước đi. Chàng trai Đỗ Minh Thịnh tốt nghiệp Cử nhân ngành Luật nhưng đã gác lại tấm bằng ấy để lên Đà Lạt, thực hiện ước mơ xây dựng trang trại nông nghiệp sạch. Khi thổ lộ quyết định của mình, Thịnh đã nhận được sự phản đối gay gắt từ cha mẹ. Không từ bỏ, Thịnh vẫn quyết tâm theo đuổi khát vọng. Trên con đường làm nghề, anh gặp không ít trở ngại. Sự thành công ngày hôm nay của trang trại chính là câu trả lời rõ ràng cho ước mơ ngày đó của Thịnh.
Tuy nhiên, không phải viễn cảnh nào về việc theo đuổi ước mơ cũng ngập tràn hạnh phúc. Tự mình bước đi đồng nghĩa với việc bạn trẻ phải tự trang bị cho mình các hành trang như kĩ năng sống, thái độ, tài chính,… Ta cần chuẩn bị một tâm lí vững vàng để đối mặt với mọi khó khăn, sẵn sàng học hỏi mọi điều từ xã hội và chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Có những bạn trẻ tiêu tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc của gia đình để đầu tư cho cái gọi là “đam mê” nhưng lại không học tập và làm nghề một cách nghiêm túc. Điều này rất đáng phê phán.
Như vậy, các lựa chọn đều có những mặt ưu – khuyết điểm. Chúng ta nên cân nhắc hoàn cảnh thực tế, năng lực của bản thân, xác định điều mình yêu thích cùng lòng dũng cảm, ý chí kiên cường khi đứng trước ngưỡng cửa nghề nghiệp. Bởi lẽ, dù bạn nghe theo lời khuyên của cha mẹ hay không thì người tạo ra thành quả và trực tiếp nhận lại kết quả vẫn chính là bạn.
Lỗ Tấn đã nói: “Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Đường đời muôn nẻo, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp chính là cách để ta mưu cầu hạnh phúc cho mình.