Dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ được tập đoàn Vingroup quy hoạch bài bản và phát triển hơn so với các dự án mang thương hiệu Vinpearl của tập đoàn trước đây, chính vì thế dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Cần Giờ sở hữu một hệ thống dày đặc các tiện ích đẳng cấp quốc tế.
Dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ được tập đoàn Vingroup quy hoạch bài bản và phát triển hơn so với các dự án mang thương hiệu Vinpearl của tập đoàn trước đây, chính vì thế dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Cần Giờ sở hữu một hệ thống dày đặc các tiện ích đẳng cấp quốc tế.
Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ ( Vinpearl Vinhomes Long Beach) là siêu dự án phức hợp thương mại, dịch vụ và chung cư cao cấp, biệt thự cao cấp, biệt thự nghỉ dưỡng… có quy mô lên đến 2.870 ha với vị trí đắc địa tại địa bàn huyện Cần Giờ.
Đây là siêu dự án lấn biển được mong chờ nhất trong thời điểm hiện tại khi nhu cầu đầu tư đất nền vùng ven tại TP.HCM tăng cao mạnh mẽ cũng như sức hút từ tiềm lực mạnh mẽ của chủ đầu tư Vinhomes và Vinpearl của Vingroup mang đến sự phát triển du lịch, kinh tế cho địa phương.
Vinhomes Cần Giờ tọa lạc tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, cách trung tâm TP.HCM hơn 50 km, là một trong những dự án lấn biển lớn nhất Việt Nam, do CTCP Đô thị Du lịch Cần Giờ (CTC Corp) làm chủ đầu tư (Vingroup sở hữu 97,5%) với mục tiêu xây dựng Khu đô thị lấn biển Cần Giờ trở thành Khu đô thị du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, hội thảo, hội nghị, đô thị thông minh, dịch vụ công nghệ cao, nhà ở, dịch vụ, khách sạn…
Vinhomes Cần Giờ nằm ở phía Đông Nam của Tp.HCM có đường bờ biển dài hơn 13 km, hệ sinh thái rừng ngập mặn được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Không những vậy, nơi đây có hệ thống sông ngòi dày đặc phù hợp với việc phát triển các khu đô thị nghỉ dưỡng.
Vinhomes Cần Giờ cách thành phố Hồ Chí Minh 50km về phía Đông Nam nên từ Vinhomes Long Beach Cần Giờ chỉ mất 60 phút để di chuyển đến trung tâm thành phố và ngược lại.
Khu du lịch lấn biển Cần Giờ (Dự án Vinhomes và Vinpearl Cần Giờ nằm ở vị trí cách vùng lõi khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ khoảng 18 km về phía Bắc; nằm ngoài ranh giới diện tích đất lâm nghiệp và rừng ngập mặn, nằm kế cận với khu vực chuyển tiếp của khu dự trữ sinh quyển; cách luồng hàng hải sông Xoài Rạp khoảng 2,7 km và sông Lòng Tàu là 4,5 km; cách khu du lịch sinh thái Vàm Sát 17 km về phía Tây Bắc và cách khu căn cứ Vàm Sát đảo Khỉ 4 km.
Quy mô dân số dự kiến là 228.506 người và khoảng 9 triệu lượt khách du lịch/năm. Đặc biệt sẽ tạo ra công ăn việc làm cho 25.000 lao động. Dự án sẽ tạo ra quỹ đất đủ lớn, tạo điều kiện tăng thu ngân sách qua tiền thuê sử dụng đất, cho thuê đất, mặt nước, hoạt động sản xuất kinh doanh… Đặc biệt, dự án sẽ góp phần tăng không gian xanh, không gian nghỉ ngơi giải trí cho người dân trung tâm, giãn dân, giảm sức ép đô thị…
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng xin gửi về địa chỉ email: [email protected]
Đăng bởi: Ngọc Tuấn | Ngày cập nhật: Tháng Mười Một 26, 2024
Năm 2007 dự án khu đô thị lấn biển đầu tiên có tên Saigon SunBay được quy hoạch rộng 600 ha tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 826/QĐ-TTg do Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng ký, phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ (TP.HCM).
Theo đó, đổi tên dự án từ "Hệ thống công trình lấn biển và khu đô thị du lịch biển Cần Giờ" thành "Đầu tư mở rộng Dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ". Quy mô sử dụng đất của dự án được điều chỉnh mở rộng từ 600 ha lên thành 2.870 ha, tức tăng gấp 4,78 lần.
Tổng mức đầu tư cũng được điều chỉnh lên mức 217.054 tỉ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu là 32.558 tỉ đồng (chiếm 15% tổng vốn đầu tư) và vốn vay thương mại là 184.496 tỉ đồng (chiếm 85% tổng vốn đầu tư).
Thời gian thực hiện dự án là 50 năm đối với phần mở rộng quy mô kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư. Còn phần diện tích 600 ha đã giao cho nhà đầu tư có thời hạn thực hiện 50 năm kể từ ngày 11/7/2007. Tiến độ thực hiện dự án là 11 năm kể từ ngày được quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Theo quy hoạch, dự án được đầu tư hình thành khu đô thị du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, hội thảo, hội nghị, đô thị thông minh, dịch vụ công nghệ cao, nhà ở, dịch vụ, khách sạn...
Thủ tướng chỉ đạo chủ đầu tư Công ty cổ phần Đô thị du lịch Cần Giờ triển khai thực hiện dự án phải đảm bảo các vấn đề liên quan, trong đó có các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án; tuân thủ chặt chẽ khung pháp lý của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) về dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ; không gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và làm hẹp nguồn nước biển cung cấp cho rừng ngập mặn; tổ chức triển khai thực hiện, quản lý dự án theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, giao UBND TP. HCM chịu trách nhiệm toàn diện về quy hoạch mở rộng dự án, việc giao đất, cho thuê đất, thu tiền sử dụng đất đúng quy định đảm bảo không thất thu ngân sách Nhà nước, chuyển mục đích sử dụng đất cho chủ đầu tư thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, từ năm 2004, UBND thành phố quyết định giao Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ làm chủ đầu tư Dự án Lấn biển và Khu đô thị Cần Giờ. Đến năm 2007, chủ đầu tư khởi động dự án trên diện tích 600 ha theo quyết định giao đất nhưng tiến độ triển khai ì ạch, kéo dài nhiều năm. Khi ấy, chủ đầu tư đã kí hợp đồng giao Liên doanh các nhà thầu gồm Công ty Semtech Limited (Mỹ) và Công ty CCC Guangzhou Dredging Co., Ltd. (Trung Quốc) thi công phần hạ tầng lấn biển cho toàn bộ dự án. Sau đó dự án bị đình trệ do chủ đầu tư không thu xếp được nguồn vốn đầu tư.
Dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ có hi vọng "hồi sinh" khi Vinhomes tham gia làm đối tác chiến lược.
Đến giữa năm 2015, dự án có hi vọng "hồi sinh" khi thành phố đồng ý cho một tập đoàn tư nhân tham gia làm đối tác chiến lược để tiếp tục triển khai dự án. Nhưng do dự án có tổng vốn đầu tư trên 5.000 tỉ đồng và có hạng mục xây dựng, kinh doanh sân golf nên thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư thuộc Thủ tướng.
Cuối năm 2015, theo đề xuất của Sở Quy hoạch – Kiến trúc, UBND TP HCM đã chấp thuận cho chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 cho toàn Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ với tổng diện tích 1.080 ha (bao gồm khu 600 ha cũ và 480 ha mới).
Thực tế, tập đoàn tư nhân này đã tham gia vào dự án từ lâu dưới hình thức Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Phát triển Đô thị Tây Hà Nội (Công ty Tây Hà Nội, là công ty con của Công ty Cổ phần Vinhomes) nắm sở hữu cổ phần Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ. Đến tháng 11 năm 2018, Công ty Tây Hà Nội đã chuyển nhượng lại 400 triệu cổ phần, chiếm 12,4% vốn điều lệ Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ cho Công ty Cổ phần Vinhomes với tổng giá trị chuyển nhượng là 5.444 tỉ đồng, giúp Vinhomes nâng sở hữu 87,29% vốn điều lệ tại Công ty Cần Giờ.
Cùng với chi phí 13.270 tỉ đồng mà Vingroup bỏ ra để thâu tóm gần như toàn bộ Công ty Cần Giờ từ nhóm cổ đông có liên quan đến ông Đặng Thành Tâm trong giai đoạn 2015 – 2016, thì dự án khu đô thị lấn biển quy mô lớn này đã nằm gọn trong tay Vingroup.
Với việc sử dụng quỹ đất lớn và có hoạt động lấn biển, từ nhiều năm qua các chuyên gia đã bày tỏ lo ngại dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ là "không phù hợp", phải được đánh giá tác động môi trường chặt chẽ, kể cả môi trường thiên nhiên, những hệ sinh thái của các chủng loài và môi trường xã hội trước mắt cũng như lâu dài trong tầm nhìn ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường