Hội Nhập Quốc Tế Trong Giáo Dục Và Đào Tạo

Hội Nhập Quốc Tế Trong Giáo Dục Và Đào Tạo

Tại Nghị quyết 29-NQ/TW, Đảng ta xác định: Chủ động hội nhập quốc tế về giáo dục, đào tạo trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa và thành tựu khoa học, công nghệ của nhân loại. Hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương và đa phương, thực hiện các cam kết quốc tế về giáo dục, đào tạo. Tăng quy mô đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đối với giảng viên các ngành khoa học cơ bản và khoa học mũi nhọn, đặc thù. Khuyến khích việc học tập và nghiên cứu ở nước ngoài bằng các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước. Mở rộng liên kết đào tạo với những cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín, chủ yếu trong giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp; đồng thời quản lý chặt chẽ chất lượng đào tạo… Trên cơ sở đó, Đề án “Hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề đến năm 2020” (Đề án) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2448/ QĐ-TTg ngày 16/12/2013 với quan điểm: (1) Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm về giáo dục và dạy nghề của thế giới theo nguyên tắc giữ vững độc lập, tự chủ, bình đẳng, hợp tác và cùng có lợi; (2) Thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa các hình thức hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và dạy nghề ở trong và ngoài nước; tranh thủ các cơ hội để thu hút hiệu quả các nguồn lực nhằm nâng cao quy mô và chất lượng nguồn nhân lực; (3) Hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng thị trường lao động và phát triển khoa học, công nghệ của đất nước; tăng cường giao lưu văn hóa và học thuật quốc tế. Mục tiêu chung là đến năm 2020, phát triển một số cơ sở giáo dục đại học và dạy nghề đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới; đổi mới nội dung, chương trình đào tạo và dạy nghề tiếp cận nền giáo dục tiên tiến của các nước; tiến tới công nhận văn bằng, chuyển đổi tín chỉ và kỹ năng nghề giữa Việt Nam với các nước ASEAN và các nước khác trên thế giới; tăng cường quy mô học sinh, sinh viên, học viên gửi đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài, đồng thời thu hút học sinh, sinh viên, học viên nước ngoài đến học tập tại Việt Nam; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục và dạy nghề các cấp phục vụ hội nhập quốc tế.

Tại Nghị quyết 29-NQ/TW, Đảng ta xác định: Chủ động hội nhập quốc tế về giáo dục, đào tạo trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa và thành tựu khoa học, công nghệ của nhân loại. Hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương và đa phương, thực hiện các cam kết quốc tế về giáo dục, đào tạo. Tăng quy mô đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đối với giảng viên các ngành khoa học cơ bản và khoa học mũi nhọn, đặc thù. Khuyến khích việc học tập và nghiên cứu ở nước ngoài bằng các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước. Mở rộng liên kết đào tạo với những cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín, chủ yếu trong giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp; đồng thời quản lý chặt chẽ chất lượng đào tạo… Trên cơ sở đó, Đề án “Hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề đến năm 2020” (Đề án) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2448/ QĐ-TTg ngày 16/12/2013 với quan điểm: (1) Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm về giáo dục và dạy nghề của thế giới theo nguyên tắc giữ vững độc lập, tự chủ, bình đẳng, hợp tác và cùng có lợi; (2) Thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa các hình thức hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và dạy nghề ở trong và ngoài nước; tranh thủ các cơ hội để thu hút hiệu quả các nguồn lực nhằm nâng cao quy mô và chất lượng nguồn nhân lực; (3) Hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng thị trường lao động và phát triển khoa học, công nghệ của đất nước; tăng cường giao lưu văn hóa và học thuật quốc tế. Mục tiêu chung là đến năm 2020, phát triển một số cơ sở giáo dục đại học và dạy nghề đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới; đổi mới nội dung, chương trình đào tạo và dạy nghề tiếp cận nền giáo dục tiên tiến của các nước; tiến tới công nhận văn bằng, chuyển đổi tín chỉ và kỹ năng nghề giữa Việt Nam với các nước ASEAN và các nước khác trên thế giới; tăng cường quy mô học sinh, sinh viên, học viên gửi đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài, đồng thời thu hút học sinh, sinh viên, học viên nước ngoài đến học tập tại Việt Nam; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục và dạy nghề các cấp phục vụ hội nhập quốc tế.

CƠ SỞ DỮ LIỆU DU HỌC SINH VIỆT NAM

Chào mừng bạn đã truy cập hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý du học sinh Việt Nam của Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Căn cứ Thông tư số 02/VBHN-BGDĐT ngày 05/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài, công dân Việt Nam học tập trong thời gian 06 tháng liên tục trở lên có trách nhiệm cung cấp thông tin vào Hệ thống này để giúp các cơ quan quản lý nhà nước có đầy đủ thông tin phục vụ công tác hoạch định chính sách đối với công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài và bảo hộ quyền lợi hợp pháp của công dân.

Thông tin do công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập đăng ký vào Hệ thống này là cơ sở để Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét việc công nhận tương đương văn bằng do nước ngoài cấp.

1. Nếu bạn là ứng viên đã trúng tuyển học bổng thông qua Bộ Giáo dục và đào tạo, học bổng Ngân sách nhà nước, học bổng Hiệp định, học bổng các đề án của Bộ Nông nghiệp và Pháp triển nông thôn, Bộ Công thương và Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch, xin vui lòng nhập Địa chỉ email và Mật khẩu để tiếp tục.

2. Nếu bạn muốn đăng ký học bổng thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc đã đăng ký nhưng chưa trúng tuyển nhấn vào đây.

3. Nếu bạn đang là du học sinh đi học theo các chương trình học bổng tự phí, nhấn vào đây.